Tin mới
Đang cập nhật...

Cơ thể con người chịu lạnh được đến mức độ nào?

Có thể thấy rằng rất nhiều vùng đất băng tuyết với nhiệt độ trung bình khoảng -60 độ C nhưng con người vẫn có thể tồn tại. Tuy nhiên, có những trường hợp nhiệt độ dưới 0 độ C con người lại không thể sống được. Vậy đâu là giới hạn chịu lạnh của cơ thể con người?

Cơ thể con người chịu lạnh được đến mức độ nào
Chưa có nghiên cứu rõ ràng rằng con người có thể chịu được ở nhiệt độ bao nhiêu
Trên thực tế, cơ thể của chúng được tạo hóa chuẩn bị sẵn các phương án để đối phó với sự khắc nghiệt của môi trường. Và đối với cái lạnh, cơ thể đã được “tích hợp” các cơ chế để bảo vệ tính mạng chúng ta.
Khi nhận biết môi trường đang trở nên lạnh giá, cơ thể con người có một số cơ chế tự bảo vệ để củng cố thân nhiệt khi nó bị cóng như:
  • Các cơ của chúng ta sẽ run rẩy còn răng thì đánh lập cập.
  • Vùng não điều khiển thân nhiệt của cơ thể kích thích các phản ứng này để giữ ấm cho các cơ quan quan trọng của cơ thể ít nhất cho đến khi chúng ta tìm được chỗ trú hay hơi ấm nào đó.
  • Nhiệm vụ của vùng não là giữ cho các cơ quan chủ chốt của chúng ta ấm bằng mọi giá và nếu cần cũng phải hy sinh những bộ phận ngoại vi. Đó là lý do tại sao chúng ta cảm thấy tê ở đầu ngón tay và ngón chân – vì cơ thể đang dồn máu ấm về trung tâm và hạn chế bơm máu đến những vùng ngoại vi như ngón chân hay ngón tay.
Ngay khi những cơn gió lạnh táp vào mặt, cơ thể chúng ta sẽ tự phản ứng bằng cách chuyển máu tránh xa da cũng như các bộ phận nhô ra bên ngoài như ngón tay, ngón chân và chuyển lượng máu đó vào khu vực trung tâm của các cơ quan này. Quá trình này được gọi là sự co mạch và nó giúp giới hạn lượng nhiệt thất thoát ra ngoài môi trường.
Thực tế, cảm giác lạnh mà bạn cảm nhận không hẳn là những gì mà nhiệt độ đang diễn ra trong môi trường. Khi gặp phải những đợt gió rét bất chợt, thùy não sẽ cảnh báo để cơ thể bắt đầu thực hiện các cơ chế bảo vệ, bởi vậy bạn sẽ cảm thấy rất lạnh và cơ thể không ngừng rung lên. Nhưng chỉ một thời gian ngắn mọi thứ sẽ hoàn toàn bình thường, và khi cơ thể đủ ấm ngược lại bạn còn cảm thấy nóng. Đó là lý do vì sao những người sống ở miền lạnh giá ở ngưỡng nhiệt độ dưới 0 đều cảm thấy thoải mái là vì cơ thể họ đã có sự thích nghi phù hợp.
Chưa có nghiên cứu nào ghi rõ rằng ở con người chịu được nhiệt độ ở mức bao nhiêu. Nhưng có thể thấy rằng rất nhiều vùng đất băng tuyết như vùng Siberi của Nga hay Nam Cực với nhiệt độ trung bình khoảng -60 độ C nhưng con người vẫn có thể tồn tại nếu có những biện pháp bảo vệ cho cơ thể tốt. Ngược lại nếu như bạn không mặc gì giữa thời tiết giá lạnh chỉ khoảng 0 độ C, thân nhiệt sẽ từ từ đi xuống và dẫn đến tử vong.
Theo giáo sư John Castellani, trưởng khoa thân nhiệt và môi trường vùng núi tại Viện nghiên cứu môi trường quân y Hoa Kỳ cho biết nhiệt độ trung tâm bình thường của cơ thể người là 37 độ C. Hiện tượng hạ thân nhiệt nhẹ sẽ xuất hiện lúc thân nhiệt xuống còn 35 độ C. Và nếu tiếp tục xuống nữa, tình hình sẽ tiến triển theo hướng xấu.
Khi thân nhiệt rơi xuống mức 32,2 độ C, cơ chế bù trừ nhiệt độ bắt đầu suy giảm, trạng thái tâm thần có thể biến đổi và thậm chí, bạn có thể bị mất trí nhớ.
Thân nhiệt tại 27,7 độ C, bạn bắt đầu mất ý thức và khi chỉ còn dưới 21 độ C, trạng thái hạ thân nhiệt nặng diễn ra và con người sẽ chết.
Cơ thể ẩm ướt sẽ mất nhiệt nhanh gấp 25 lần so với trong không khí, hoặc nếu ngủ trong lúc cơ thể đang tụt giảm nhiệt độ, con người sẽ thiệt mạng nhanh hơn.
Ngoài ra, trong điều kiện cực lạnh và nhất là khi cơ thể chúng ta không có gì che chắn trước thiên nhiên thì dù không chết nhưng con người sẽ dễ gặp phải những tổn thương đáng kể. Khi các bộ phận cơ thể phải chịu lạnh lâu dài, máu lưu thông sẽ giảm và việc thiếu máu ấm sẽ dẫn đến các cơ bị đóng băng và đứt vỡ.
Nguồn: theo ngaynay.vn

Các xét nghiệm bệnh viêm gan C

Nếu bệnh viêm gan C mạn tính không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ bị xơ gan, suy gan và ung thư gan. Thử máu là phương pháp duy nhất để chẩn đoán bệnh viêm gan C.

1. Xét nghiệm viêm gan C là gì?

virus viêm gan c virut viêm gan c HCV
Cấu tạo virus viên gan C
Vật liệu di truyền của virus viêm gan C (HCV) là RNA, xuất hiện từ 2 tuần sau khi phơi nhiễm, sớm hơn rất nhiều so với kháng thể kháng HCV (từ 5-10 tuần). Xét nghiệm viêm gan C phát hiện RNA và định lượng virus HCV bằng phương pháp PCR được xem là phương pháp có độ nhạy cao nhất, có thể phát hiện virus HCV ngay cả khi nồng độ virus trong máu còn rất thấp.
Đây còn là phương pháp cận lâm sàng quan trọng để đánh giá và kiểm soát nhiễm HCV mạn tính và được sử dụng để tiên lượng và theo dõi hiệu quả của liệu pháp điều trị.
Trong kỹ thuật này, mẫu huyết tương hoặc huyết thanh của bệnh nhân được sử dụng để tách chiết RNA. Sau đó, RNA được phiên mã ngược thành cADN và khuếch đại bằng phản ứng chuỗi trùng hợp PCR. Trong mỗi chu kỳ khuếch đại, bộ đọc tín hiệu trong máy PCR ghi nhận tín hiệu huỳnh quang từ mẫu dò đặc hiệu với vật liệu di truyền của virus. Tín hiệu huỳnh quang này được sử dụng để tính toán nồng độ virus HCV trong mẫu.

2. Xét nghiệm và chẩn đoán viêm gan C

– Xét nghiệm tìm kháng thể chống HCV (Anti-HCV antibodies)

Xét nghiệm Anti-HCV antibodies là xét nghiệm đầu tiên nhằm xác định sự tồn tại của kháng thể kháng virus trong cơ thể. Kháng thể chống lại virus viêm gan C là những protein mà cơ thể tạo ra khi tìm thấy virus trong máu và thường xuất hiện khoảng 12 tuần sau khi bị nhiễm virus.
Kết quả xét nghiệm thường được trả về sau vài ngày đến một tuần. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính có nghĩa là cơ thể có nguy cơ cao bị nhiễm virus và cần làm thêm các xét nghiệm khác để chắc chắn. Hoặc nếu kết quả trả về âm tính nhưng nghi ngờ bản thân có nguy cơ bị lây nhiễm cao trong vòng 6 tháng trở lại thì nên làm xét nghiệm này lần 2 để chắc chắn hơn.

– Các xét nghiệm tiếp theo sau khi xác định xét nghiệm tìm kháng thể chống HCV dương tính

Nếu xét nghiệm tìm kháng thể chống HCV dương tính, một số xét nghiệm Viêm gan C khác sẽ được yêu cầu, bao gồm:
  • HCV-RNA: Xét nghiệm dùng để đo số lượng RNA virus (vật liệu di truyền của virus viêm gan) trong máu hay còn gọi là xác định tải lượng virus. Chúng thường xuất hiện 1-2 tuần sau khi bị nhiễm bệnh. Nếu kết quả dương tính thì chứng tỏ đã bị viêm gan C.
  • Xét nghiệm chức năng gan: Xét nghiệm dùng để đo mức protein và enzyme trong gan. Chúng thường tăng từ thời điểm 7 – 8 tuần sau khi bị nhiễm bệnh. Khi gan bị tổn thương, các enzyme bị tích tụ trong máu. Bên cạnh đó, nhiều người có nồng độ enzyme bình thường nhưng vẫn bị viêm gan C.

3. Các xét nghiệm sau khi đã được chẩn đoán nhiễm viêm gan C

Sau khi đã làm các xét nghiệm chẩn đoán bệnh, bước tiếp theo là thực hiện các xét nghiệm để xác định tình trạng bệnh, bao gồm:

– Xét nghiệm xác định kiểu gen (Genotype tests)

Xét nghiệm xác định kiểu gen được chỉ định với mục đích xác định kiểu gen của virus gây bệnh trong 6 loại (kiểu gen) virus viêm gan C hiện có.

– Xét nghiệm kiểm tra mức độ tổn thương gan

Chụp cắt lớp: Các bác sĩ sử dụng máy siêu âm đặc biệt quét qua cơ thể. Dựa vào hình ảnh chụp có thể giúp xác định mức độ thô của gan.
Sinh thiết gan: Bác sĩ thực hiện thủ thuật đưa kim vào gan, lấy một mảnh nhỏ để kiểm tra trong phòng thí nghiệm.
Kiểm tra hình ảnh: Là sử dụng các phương pháp khác nhau để chụp ảnh hoặc hiển thị hình ảnh bên trong, bao gồm:
  • Chụp CT
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Độ co giãn cộng hưởng từ (MRE)
  • Siêu âm
  • Xét nghiệm chức năng gan (LFT) hoặc xét nghiệm men gan: Những xét nghiệm máu này giúp bác sĩ xác định khả năng làm việc của gan có còn tốt hay không.

4. Lời kết

Nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm virus viêm gan C, bạn nên nhanh chóng đi xét nghiệm máu để xác định bệnh. Sau khi xác nhận mắc bệnh, bạn nên cho những người có thể tiếp xúc đến máu và các dịch thể của mình biết như: bạn tình, người thân trong nhà, bác sĩ, nha sĩ và nhân viên y tế nói chung để ngăn ngừa lây truyền virus viêm gan C cho những người xung quanh.
Người nhiễm HCV có diễn tiến bệnh nghiêm trọng hơn so với virus viêm gan B, với tỷ lệ cao gây viêm gan cấp, viêm gan mạn, tiến triển thành xơ gan, ung thư tế bào gan. Tuy nhiên nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng hướng, viêm gan C có thể được chữa khỏi với xác suất thành công khá cao.
Tổng đài Y khoa (TH)

Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn

Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn thuộc Công ty Cổ phần Y Tế Phúc Thịnh, có địa chỉ tại số 88 đường số 8, Khu dân cư Trung Sơn, Bình Hưng, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn có diện tích gần 12.000m2 với 11 tầng nổi, 2 tầng hầm và quy mô 108 giường bệnh, 15 chuyên khoa.

Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn bệnh viện nam sài gòn hospital bệnh viện quốc tế
Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn

1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Y Tế Phúc Thịnh

  • Tên giao dịch: CÔNG TY Y TẾ PHÚC THỊNH
  • Đại diện pháp luật: DƯƠNG CÔNG THUYÊN
  • Điện thoại: 0862649255 – Fax: 08 62649256
  • Ngày cấp giấy phép: 14/12/2012
  • Ngày hoạt động: 18/12/2012
  • Giấp phép kinh doanh: 0312088602
  • Mã số thuế: 0312088602
  • Địa chỉ: B40 Khu quy hoạch K34, Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP Hồ Chí Minh

2. Giới thiệu tổng quan về Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn

  • Tên cơ sở: Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn
  • Giấy phép hoạt động: 230/BYT-GPHĐ
  • Địa chỉ: Số 88, Đường số 8, Khu dân cư Trung Sơn, Xã Bình Hưng, Huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: +84 (028) 54292826
  • Hotline: ‎18006767
  • Email: info@nih.com.vn
  • Website: http://benhviennamsaigon.com.vn

3. Các dịch vụ nội bật

  • Khám sức khỏe tổng quát
  • Tầm soát ung thư
  • Tầm soát đột quỵ

4. Các chuyên khoa

  • Trung tâm Ngoại Thần Kinh
  • Trung tâm Chấn Thương Chỉnh Hình – Cột Sống
  • Trung tâm Tiêu Hóa
  • Trung tâm Tiết Niệu
  • Trung tâm Răng Hàm Mặt
  • Trung tâm Mắt
  • Trung tâm Tạo Hình Thẩm Mỹ
  • Trung tâm Nhi
  • Trung tâm Ung Bướu
  • Trung tâm Nội Thần Kinh
  • Trung tâm Chẩn Đoán Hình Ảnh
  • Trung tâm Thăm Dò Chức Năng
  • Trung tâm Xét Nghiệm
  • Khoa Dược

5. Hình ảnh Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn

6. Chỉ dẫn đường tới Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn

Bác Sĩ CKI Lý Na Rương

Bác sĩ CKI Lý Na Rương là một trong các bác sĩ cơ xương khớp giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị bệnh ngón tay bật, hội chứng ống cổ tay, hội chứng De Quervain. Bác sĩ Lý Na Rương hiện đang là giám đốc chuyên môn của Phòng Khám Đa Khoa Thánh Mẫu tại TP. Hồ Chí Minh.

Bác sĩ CKI Lý Na Rương
Bác sĩ CKI Lý Na Rương

Giới thiệu BS CKI Lý Na Rương

Bác sĩ Lý Na Rương tốt nghiệp đại học Chính quy Y đa khoa năm 2006 ở trường Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Năm 2011 Bác sĩ Lý Na Rương tốt nghiệp CKI tại Trường Đại Học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. Năm 2007, Bác sĩ Na Rương nhận chứng chỉ Quản lý bệnh viện của trường  ĐH Dân lập Hùng Vương.
Bác sĩ Lý Na Rương cũng nhiều lần được Ban Khoa giáo – đài truyền hình TP.HCM mời tham gia các chương trình khoa giáo, tư vấn cho cộng đồng về các bệnh lý cơ xương khớp. Ông từng tham gia nhiều hội nghị khoa học về cơ xương khớp.
Hiện tại, Bác sĩ Lý Na Rương là Giám đốc chuyên môn Phòng Khám Đa Khoa Thánh Mẫu. Ông đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân mắc các bệnh vùng bàn tay, cổ tay như: hội chứng ống cổ tay, hội chứng De Quervain, hội chứng ngón tay cò súng…

Các vị trí công tác của BS CKI Lý Na Rương

  • Hiện tại, bác sĩ Lý Na Rương đang công tác tại Phòng khám Đa Khoa Thánh Mẫu tại TP. Hồ Chí Minh.

Bác sĩ CKI Lý Na Rương điều trị chuyên sâu các bệnh:

  • Hội chứng De Quervain (đau cổ tay)
  • Ngón tay lò xo (ngón tay cò súng/ ngón tay bật)
  • Hội chứng ống cổ tay (tê tay)
  • Thực hiện phẫu thuật, thủ thuật: Nắn xương khớp và bó bột, mổ ngón tay cò súng, mổ hội chứng ống cổ tay…

Hội chứng De Quervain là gì ?

Hội chứng De Quervain (còn được gọi là viêm bao gân hoạt dịch De Quervain) là một tình trạng đau đớn ảnh hưởng đến các gân ở phía ngón cái của cổ tay. Người mắc hội chứng viêm bao gân De Quervain sẽ có thể bị tổn thương khi bật cổ tay, nắm bắt bất cứ vật gì hoặc hoạt động cổ tay.

Người mắc hội Hội chứng De Quervain sẽ bị đau khi nắm bắt bất cứ vật gì hoặc hoạt động cổ tay

Hội chứng De Quervain là gì ?

Hội chứng De Quervain là hiện tượng gân, cơ ở vùng cổ tay và ngón tay bị viêm. Theo cấu tạo, gân được che chở và bảo vệ bởi các màng bọc được gọi là hoạt dịch. Khi những màng bọc bị viêm, sưng và đỏ, chúng dày lên và gây đau, ảnh hưởng đến sự cử động, co duỗi của các ngón tay, bàn tay và cổ tay.

Những ai thường mắc phải hội chứng viêm bao gân hoạt dịch De Quervain?

  • Nữ giới có nguy cơ mắc hội chứng viêm bao gân hoạt dịch De Quervain cao hơn nam giới.
  • Bệnh thường xảy ra trong độ tuổi từ 30 – 50.
  • Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.

Triệu chứng và dấu hiệu của hội chứng viêm bao gân hoạt dịch De Quervain

Triệu chứng ban đầu của viêm bao gân hoạt dịch De Quervain là đau phần đầu của ngón tay cái, hoặc đau phần gần cổ tay. Cơn đau xảy ra từ từ và có thể lan ra các ngón tay khác, hoặc cả cánh tay. Nếu tình trạng này tiếp tục, người bệnh có thể sẽ bị sưng nề ở vùng cổ tay hoặc dọc theo cánh tay.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguyên nhân gây ra hội chứng viêm bao gân hoạt dịch De Quervain

Hiện nay, tuy nguyên nhân chính gây bệnh vẫn chưa được tìm ra, nhưng các công việc yêu cầu sử dụng sức của tay quá mức hoặc hoạt động tay liên tục có thể là một trong các lý do dẫn đến hội chứng viêm bao gân hoạt dịch De Quervain. Vì thế, bệnh thường phổ biến ở những người làm văn thư, lắp ráp, và công việc thủ công. Ngoài ra, các chấn thương trực tiếp cũng có thể là một nguyên do khác.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng viêm bao gân hoạt dịch De Quervain

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng viêm bao gân hoạt dịch De Quervain. Trong đó, các yếu tố chính bao gồm:
  • Tuổi tác: tuổi từ 30 – 50 có nguy cơ mắc bệnh cao hơn;
  • Giới tính: bệnh xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam giới;
  • Các công việc và nghề nghiệp đòi hỏi sự cử động nhiều của bàn tay và cổ tay.

Những kỹ thuật y tế chẩn đoán hội chứng De Quervain

Phương pháp chính để chẩn đoán hội chứng viêm bao gân hoạt dịch De Quervain là nghiệm pháp Finkelstein đơn giản. Nghiệm pháp Finkelstein được thực hiện như sau: bệnh nhân nắm bàn tay thành nắm đấm, để ngón cái ở trong lòng bàn tay. Nhanh chóng đưa bàn tay nghiêng trụ. Nếu có đau ở mặt quay của cổ tay, nghiệm pháp có kết quả dương tính, nghĩa là người bệnh có khả năng cao mắc hội chứng De Quervain.
nghiem phap Finkelstein chan dona hoi chung de quervain viem bao gan hoat dich, Nghiệm pháp Finkelstein
Ngoài ra, tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang và các xét nghiệm khác.

Những phương pháp điều trị hội chứng De Quervain

  • Hội chứng viêm bao gân hoạt dịch De Quervain chủ yếu được chữa trị bằng thuốc. Các loại thuốc giảm đau bao gồm ibuprofen, aspirin, và naproxen. Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ như: đau bụng, ợ nóng, buồn nôn, xuất huyết.
  • Ngoài ra, đặt nước đá hoặc chườm túi lạnh có thể giảm sưng và đau.
  • Khi việc dùng thuốc không hiệu quả, bác sĩ có thể yêu cầu được tiến hành phẫu thuật. Khoảng 90% bệnh nhân phục hồi hoàn toàn sau khi được phẫu thuật.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến của hội chứng De Quervain

Để hạn chế diễn tiến của hội chứng viêm bao gân hoạt dịch De Quervain, bạn nên tham khảo những lời khuyên sau:
  • Không nên hoạt động tay quá nhiều trong thời gian điều trị;
  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ;
  • Báo ngay cho bác sĩ biết nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm;
  • Sau khi hết bệnh, không nên tiếp tục các công việc cần đến lực của tay quá nhiều, vì bệnh có nguy cơ tái phát.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hoặc nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Do cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người, bác sĩ sẽ có phương pháp chẩn đoán, điều trị và cách xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Lời kết

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Đau ngón tay cái, đau phần gần cổ tay, sưng vùng cổ tay là bệnh gì ?

Nếu bạn đang có các triệu chứng đau ngón tay cái, đau phần gần cổ tay, sưng nề ở vùng cổ tay, rất có thể bạn đã mắc hội chứng De Quervain. Hội chứng này là gì? Có nguy hiểm hay không? Điều trị như thế nào? Mời QUý vị cùng Tổng đài Y khoa tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.

Nếu không được điều trị sớm thì tay sẽ có biểu hiện sưng, phù nề ở cổ tay.

1. Hội chứng De Quervain là gì?

Gân là bộ phận nối giữa xương và cơ, giúp truyền lực cho các hoạt động từ cơ đến khớp. Theo cấu tạo, gân được che chở và bảo vệ bởi các màng bọc được gọi là hoạt dịch. Khi những màng bọc bị viêm, sưng và đỏ, chúng dày lên và gây đau, ảnh hưởng đến sự cử động, co duỗi của các ngón tay, bàn tay và cổ tay.
Hội chứng De Quervain còn được gọi là viêm bao gân hoạt dịch De Quervain, là một tình trạng đau đớn ảnh hưởng đến các gân ở phía ngón cái của cổ tay. Nguyên nhân của bệnh này là do gân, cơ ở vùng cổ tay và ngón tay bị viêm.
Hội chứng De Quervain ảnh hưởng đến hai gân chính điều khiển hoạt động của ngón cái là gân cơ duỗi ngắn ngón cái và gân cơ dạng dài ngón cái. Khi ngón tay cái cử động, hai gân này sẽ trượt đi trượt lại dọc theo bờ bên của khớp cổ tay. Ở đây thì cả hai gân đều trượt trong một đường hầm nằm vị trí sát đầu dưới của xương quay. Do đó một số trường hợp bị chẩn đoán nhầm với bệnh viêm mỏm trâm quay. Tác dụng của đường hầm này là giữ cố định gân và chuyển hướng lực để thực hiện động tác
Trong đường hầm, hai gân được bao bởi bao hoạt dịch gân, nó có chức năng làm trơn để việc trượt của gân được dễ dàng hơn. Nếu xảy ra viêm nhiễm gân thì việc vận động của gân trong đường hầm sẽ bị hạn chế. Đây được gọi là hội chứng De Quervain.

2. Dấu hiệu nhận biết hội chứng De Quervain

  • Trong thời gian đầu, có thể nhiều người chỉ cảm thấy một chút khó chịu ở ngón tay cái gần vị trí cổ tay. Nếu không phát hiện và chữa sớm thì triệu chứng đau có thể lan lên phía cẳng tay.
  • Khi lực ma sát tăng lên, hai gân cọ sát vào nhau trong quá trình di chuyển trong đường hầm sẽ phát ra tiếng động lục cục.
  • Để bệnh tiến triển lâu hơn nữa thì tay sẽ có biểu hiện sưng, phù nề ở cổ tay, cử động ở ngón cái khó khăn và đau.

3. Nguyên nhân gây hội chứng De Quervain

  • Nguyên nhân chủ yếu gây hội chứng này là do viêm bao hoạt dịch gân trong đường hầm làm sưng và cản trở sự vận động của ngón tay.
  • Ngoài ra,bệnh thấp khớp, thoái hóa khớp cũng là những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng viêm.
  • Bên cạnh đó, những chấn thương trong sinh hoạt hàng ngày hoặc chấn thương do lao động gây ra các vết sẹo cũng ảnh hưởng phần nào đến sự dịch chuyển của các gân trong đường hầm.

4. Điều trị hội chứng De Quervain như thế nào?

4.1. Điều trị nội khoa

Thuốc chống viêm giảm đau như ibuprofen và aspirin được sử dụng với mục đích kiểm soát triệu chứng viêm và đau. Nếu điều trị bằng thuốc không có tác dụng thì bác sĩ có thể chỉ định tiêm corticoid tại chỗ vào trong đường hầm sẽ làm giảm viêm và cải thiện chức năng tức thì.
Bên cạnh dùng thuốc để điều trị thì vật lý trị liệu phục hồi chức năng là việc làm cần thiết. Kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý và luyện tập cổ tay sẽ có tác dụng hồi phục rất tốt

4.2. Điều trị ngoại khoa (Phẫu thuật)

Nếu sau khi áp dụng tất cả các phương pháp điều trị khác mà kết quả không được như mong đợi thì phải tiến hành phẫu thuật. Mục đích của phẫu thuật là tạo ra nhiều khoảng không gian hơn để quá trình di chuyển của các gân được dễ dàng hơn, không bị cọ xát vào nhau.

5. Lời khuyên

Sau khi điều trị hội chứng De Quervain xong thì việc hồi phục chức năng là rất quan trọng, bạn nên chăm chỉ tập luyện các bài tập bổ trợ để tay sớm trở về trạng thái tốt nhất.
Để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất thì bạn nên hạn chế tối đa các hoạt động liên quan đến cổ tay. Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn. Bạn có thể phải mạng nẹp hoặc cuốn băng cố định cổ tay để tránh những tác động ngoại lực lên cổ tay. Nẹp tay cho phép tay bạn nghỉ ngơi, cải thiện tình trạng viêm.
Nguồn; Tổng đài Y khoa (TH)

Làm thế nào để nuôi dưỡng bộ não của bạn có trí nhớ tốt hơn?

Ngày nay, đời sống con người càng phát triển thì các áp lực từ cuộc sống từ công việc càng lớn, khiến cho não bộ của bạn chịu nhiều tác động, suy yếu nhanh hơn. Vì thế, chăm sóc và duy trì bộ não khỏe mạnh cũng quan trọng không kém việc chăm sóc sức khỏe tốt cho tim, phổi, thận, hoặc bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Vậy làm thế nào để nuôi dưỡng bộ não của bạn có trí nhớ tốt hơn? Mời bạn đọc cùng Tổng Đài Y Khoa tìm hiểu qua bài viết sau.

Não là trung tâm điều khiển của hệ thần kinh trung ương

1. Não là gì?

Não là trung tâm điều khiển của hệ thần kinh trung ương, chịu trách nhiệm điều khiển hành vi. Não là một cơ quan vô cùng phức tạp. Não người có hơn 86 tỉ tế bào thần kinh, mỗi tế bào thần kinh liên kết với khoảng 100 ngàn tế bào thần kinh khác.
Bộ não đều thể hiện sự khác biệt giữa chất xám và chất trắng. Chất xám chủ yếu gồm các thân tế bào thần kinh. Trong khi đó trong chất trắng của não thì đa số là các sợi liên kết các tế bào thần kinh.
Não người thường được biết là nơi quyết định độ thông minh của con người, quyết định phản xạ, cách thức con người hành động và từ đó điều khiển mọi bộ phận cơ thể thực hiện những quyết định đó. Não còn có chức năng tạo những hoạt động cao cấp như suy nghĩ, tính toán, phán xét, tưởng tượng, trừu tượng, v.v….

2. Những nguyên nhân làm giảm trí nhớ

Nhiều người cho rằng, chứng hay quên, trí nhớ kém là bệnh của người cao tuổi, nhưng thực tế trí nhớ kém còn gặp ở cả những người trẻ tuổi.  Ba nhân tố chính ảnh hưởng đến chức năng và sức khỏe não bộ gồm: tâm trạng, sự tập trung và trí nhớ.
Ăn sai thực phẩm, không uống đủ nước, ngủ không đủ giấc và không vận động đều có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và sự tập trung. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy ủ rũ, lo lắng, căng thẳng và trầm cảm.
Trầm cảm và cô lập xã hội đã được cho là yếu tố nguy cơ cho sự phát triển của chứng mất trí nhớ. Giải quyết những vấn đề này sớm có lợi về mặt bảo vệ chức năng não, giúp não khỏe mạnh khi chúng ta già đi.

3. Nuôi dưỡng bộ não của bạn để có trí nhớ tốt hơn

Việc cải thiện sức khỏe cho não bộ đều đặn giúp bạn tăng cường khả năng tập trung. Khi bộ não tràn đầy năng lượng, nó sẽ kích thích cơ thể hoạt động mạnh mẽ không chỉ để nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn tăng năng suất lao động.
Tập thể dục cho não: Não của bạn cần tập thể dục thường xuyên để luôn khỏe mạnh và nhạy bén bằng cách đọc sách hoặc học một cái gì đó mới như: học một ngôn ngữ mới, chơi một nhạc cụ. Thử thách trí não của bạn bằng các câu đố toán học, ô chữ, Sudoku và các trò chơi dựa trên từ ngữ khác,… những điều này giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề về trí nhớ.
Nghỉ trưa khỏi bàn làm việc: Nghĩ  trưa cung cấp cho con người điều kiện cần thiết để nghỉ ngơi. Một bữa trưa lành mạnh và hoạt động thể chất giúp bạn tập trung, điều này cực kỳ tốt cho năng suất và sáng tạo
Kết nối với mọi người xung quanh: Giúp giảm trầm cảm và tâm trạng được cãi thiện, giúp tâm hồn bạn trở nên phong phú, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Vận động thể chất: Vận động hầu hết các ngày trong tuần làm phát triển hóc-môn tốt cho não, giúp các chức năng của não phát triển, giúp duy trì cân nặng, giảm huyết áp và cholesterol và cân bằng sự thay đổi tâm trạng
Thiền: Giúp cơ thể tái tạo tế bào, trẻ hóa não bộ, tăng cường thải độc, giảm stress… giúp bạn kiểm soát cảm xúc, sức khỏe và công việc hàng ngày. Căng thẳng là nguyên nhân chính của trí nhớ kém và mất trí nhớ ngắn hạn. Vì vậy, được thư giãn và thiền định thường xuyên có thể giúp bạn cải thiện năng lực trí tuệ
Thiền định thể giúp bạn cải thiện năng lực trí tuệ
Thay đổi chế độ ăn uống: Bắt đầu một ngày với một bữa ăn sáng lành mạnh. Bữa sáng lành mạnh có thể khởi động quá trình trao đổi chất, nạp đầy năng lượng và ảnh hưởng tâm trạng cả ngày. Uống nước thường xuyên và ăn đồ ăn nhẹ để giúp tập trung. Giảm chất béo bão hòa vì những chất này có thể làm tăng cholesterol. Nên sử dụng chất béo không bão hòa đa chất và đơn chất như dầu ô liu và cải dầu, cá, hạnh nhân và bơ. Uống trà xanh sẽ giúp cơ thể người tràn đầy sức sống, thư giãn thần kinh. L-theanine trong trà xanh giúp mang lại giấc ngủ ngon. Ăn nhiều thực phẩm chứa Omega-3 giúp chức năng não khỏe mạnh, phát triển não bộ và cải thiện thị lực, cải thiện các bệnh rối loạn thần kinh. Omega-3 có trong cá, quả óc chó và hạt lanh và các loại rau có màu xanh đậm như cải bó xôi

4. Lời kết

Ngoài việc duy trì một cơ thể khỏe mạnh, chăm sóc tốt cho não bộ cũng là điều vô cùng cần thiết. Bời vì, Bộ não của con người là một “siêu máy tính” với những khả năng vô hạn. bộ não luôn được huy động hết công suất khi chúng ta tập trung vào một việc gì đó. Vì thế, thông qua bài viết này, Tổng Đài Y Khoa hy vọng bạn đọc có một chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt hợp lý để não luôn bén nhạy và hoạt động hiệu quả.
Nguồn tham khảo: https://jeanhailes.org.au/news/how-to-nurture-your-mind-and-brain-for-better-memory
Hương Ngô – Tổng đài Y khoa

3 điều về sức khỏe từng được cho là đúng nhưng ngày nay khoa học nói ‘không’

Dưới đây là 3 điều về sức khỏe mà trước đây nhiều người cho là đúng, nhưng khoa học ngày nay lại khẳng định những điều này là ‘không đúng’.

Dị ứng thực phẩm đang gia tăng và ngày càng nghiêm trọng hơn

Nếu bạn chưa bao giờ bị dị ứng thực phẩm, bạn sẽ không bao giờ bị?

Ngày trước người ta nghĩ rằng dị ứng thực phẩm là do cơ địa của mỗi người, nếu người nào chưa bao giờ bị dị ứng thực phẩm, người đó sẽ không bao giờ bị dị ứng. Thật không may, dị ứng thực phẩm đang gia tăng và ngày càng nghiêm trọng hơn, và các nhà khoa học không biết chính xác tại sao. Mọi người có thể mắc dị ứng thực phẩm ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc sống, với bất kỳ loại thực phẩm nào, và các tác động có thể từ nhẹ đến nặng.

Ăn nhiều protein sẽ cung cấp nhiều năng lượng hơn?

Protein làm bạn no và cung cấp một lượng calo ổn định, đốt cháy chậm, đó là lý do tại sao các chuyên gia giảm cân khuyên ăn protein nhiều hơn carbohydrate tinh chế cho những người muốn giảm cân.
Tiến sĩ Michael Galitzer, đồng tác giả của cuốn sách “Sức khỏe nổi bật: Hướng dẫn về tuổi thọ để giữ trẻ, khỏe và gợi cảm trong suốt cuộc đời”, cho biết: Ăn quá nhiều thịt có thể góp phần làm tăng độ axít trong cơ thể, tăng tình trạng viêm nhiễm và điều đó có liên quan đến nhiều bệnh mạn tính. Bác sĩ Galitzer cho biết thêm, một trong những điều lành mạnh nhất bạn có thể làm là ăn chay vào bữa tối trong khi ăn protein vào bữa sáng và bữa trưa.

Không chỉ có trẻ em bị hen suyễn

Trên thực tế, nhiều người Mỹ trưởng thành (khoảng 20 triệu người) mắc bệnh hen suyễn, nhiều hơn so với trẻ em (khoảng 6 triệu), theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC).
Giống như dị ứng, bạn có thể bị hen suyễn khi trưởng thành, ngay cả khi bạn chưa bao giờ mắc bệnh này trước khi điều trị và nó có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị, bác sĩ Parikh nói.
Nguồn: Theo Ngọc Lam – Báo Thanh Niên Online

Cách chữa hội chứng De Quervain

Hội chứng De Quervain là tình trạng bao gân của gân điều khiển ngón tay cái bị sưng, gây đau nhức ngón tay cái, cổ tay, cánh tay, làm ảnh hưởng tới sinh hoạt, công việc của người bệnh. Nếu không điều trị đúng cách, kịp thời, Hội chứng De Quervain sẽ thành đau mãn tính, làm mất lực ngón cái, khiến người bệnh không thể điều khiển được ngón cái.

Nếu tình trạng bệnh nặng, phẫu thuật sẽ là giải pháp cần thiết

1. Tổng quan về jội chứng De Quervain

Hội chứng De Quervain còn có tên gọi đầy đủ là viêm bao gân De Quervain. Khi mắc bệnh, gân ngón cái của cổ tay bị kích thích hoặc sưng lên. Trường hợp điển hình của DeQuervain gặp ở 2 nhóm gân: gân duỗi và gân dạng, do động tác co duỗi và dạng của ngón cái thường gặp trong động tác sinh hoạt. Sự kích thích này khiến lớp bao xung quanh gân to dầy hơn, làm chít hẹp đường đi của gân khi gân trượt trong màng bao gân phía cổ tay.
Hãy hình dung các sợi gân như những sợi dây thừng kết nối phần cơ và xương. Khi chúng ta cầm, nắm, siết, ngắt nhéo vật gì trong tay, hai nhóm gân trong cổ tay và phía dưới của ngón tay cái sẽ trượt rất êm ái qua một đường hầm nhỏ (ống cổ tay) nối chúng tới gốc của ngón cái. Lặp đi lặp lại một cử động mỗi ngày có thể kích thích các bao quanh hai gân này, khiến chúng bị dày, sưng lên, cản trở chuyển động của gân.
Chính vì vậy, bệnh nhân có cảm giác căng đau phía ngoài cổ tay, gần gốc ngón tay cái khi cử động ngón cái, làm động tác xoay cổ tay, nắm vật, hoặc nắm chặt lòng bàn tay. Trong một số trường hợp, gân sưng to khiến bệnh nhân hiểu nhầm là bị u xương.

2. Các triệu chứng điển hình của hội chứng De Quervain

  • Khi làm hành động cầm nắm, ngắt/nhéo, người bệnh gặp khó khăn trong cử động ngón tay cái và cổ tay. Ví dụ, khi nắm bàn tay lại, ngón cái nằm trong sự bao bọc của 4 ngón khác, và kéo gập nắm đấm về phía ngón tay út, người bệnh sẽ thấy rất đau đớn ở phần ngón tay cái.
  • Cảm giác “kêu khực khực” hoặc “mắc kẹt” ở ngón cái khi cử động tay.
  • Nếu tình trạng trên kéo dài, không được chữa trị kịp thời, cơn đau có thể lan rộng khắp toàn bộ ngón tay cái, lên phần cẳng tay. Những hành động như nhéo, nắm, và các chuyển động khác của ngón tay cái và cổ tay đều khiến cảm giác đau tồi tệ hơn.

3. Điều trị Hội chứng DeQuervain

Quá trình điều trị bệnh DeQuervain nhằm thuyên giảm hiện tượng viêm, phục hồi hoạt động của ngón tay cái và ngăn chặn tái lại.
Khi mới bắt đầu có biểu hiện đau, người bệnh có thể cân nhắc một số biện pháp như:
  • Hạn chế hoạt động ngón cái, để tay nghỉ ngơi
  • Chườm túi lạnh ở phần sưng đau.
  • Dùng một số thuốc kháng viêm không chứa steroid.
Nếu tình trạng đau đớn không thuyên giảm, người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình để được khám và điều trị. Bác sĩ có thể dùng nghiệm pháp Finkelstein hoặc chụp X-Quang để xác định bệnh.
Nếu bắt đầu tiếp nhận điều trị sớm, bệnh có thể thuyên giảm trong vòng 4 – 6 tuần. Tùy theo tình trạng bệnh mà người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc, tập VLTL hoặc tiểu phẫu.
  • Dùng thuốc: Là biện pháp uống thuốc để giảm đau, hoặc tiêm corticosteroid để giảm sưng.
  • Vật lý trị liệu: Người bệnh có thể đến cơ sở Vật lý trị liệu uy tín. Các chuyên gia sẽ tìm hiểu thói quen hoạt động cổ tay của bạn, đưa ra lời khuyên để điều chỉnh, giảm áp lực lên cổ tay. Người bệnh sẽ được hướng dẫn bài tập riêng dành cho cổ tay, bàn tay và cánh tay, tăng sức mạnh cho phần cơ tay, giảm đau và hạn chế kích thích lên gân tay.
  • Phẫu thuật: Nếu tình trạng bệnh nặng, phẫu thuật sẽ là giải pháp cần thiết. Phẫu thuật làm rộng bao gân, giúp gân trượt dễ dàng, không còn sưng đau, khó chịu. Tiểu phẫu khá đơn giản, bệnh nhân có thể về nhà trong ngày. Sau mổ, bệnh nhân cần được tiếp tục theo dõi, hướng dẫn luyện tập các bài tập giúp phục hồi chức năng nhanh.

4. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hoặc nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Do cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người, bác sĩ sẽ có phương pháp chẩn đoán, điều trị và cách xử lý tốt nhất dành cho bạn.

5. Lời kết

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khám sức khỏe định kỳ ở công ty có phát hiện HIV không ?

Kính chào bác sĩ. Hiện tại em là người đã bị nhiễm HIV. Tháng sau, công ty em sẽ tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên ở công ty. Bác sĩ cho em hỏi, khám sức khỏe định kỳ ở công ty có phát hiện em bị nhiễm HIV không? Hy vọng bác sĩ sẽ giải đáp giúp em vấn đề này. Cám ơn bác sĩ.

Trước khi khám sức khỏe định kỳ ở công ty, nhiều người lo lắng việc khám sức khỏe này có thể phát hiện có nhiễm HIV hay không. Hình ảnh minh họa
Trả lời:
Thân chào bạn!
Trước hết, chúng ta hiểu rằng khám sức khỏe định kỳ có tính chất tổng quát theo dõi sức khỏe người lao động nhằm bố trí công việc, gợi ý thăm khám chuyên sâu nếu có dấu hiệu suy giảm sức khỏe… Khám sức khỏe định kỳ không nhằm phát hiện ra người nhiễm HIV.
Các trường hợp xét nghiệm HIV bắt buộc được quy định tại Điều 28 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS như sau:
1. Xét nghiệm HIV bắt buộc đối với trường hợp có trưng cầu giám định tư pháp hoặc quyết định của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân hoặc Toà án nhân dân.
2. Bộ Trưởng Bộ Y tế quy định việc xét nghiệm HIV bắt buộc trong một số trường hợp cần thiết để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh.
3. Chính phủ quy định danh mục một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng. Theo quy định tại Điều 20 của Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) thì danh mục nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng gồm có:
  • Thành viên tổ lái theo quy định tại Điều 72 của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.
  • Nghề đặc biệt thuộc lĩnh vự an ninh, quốc phòng.

Những xét nghiệm thường được thực hiện trong khám sức khỏe định kỳ ở công ty:

  1. Xét nghiệm huyết học: Công thức máu.
  2. Xét nghiệm sinh hóa máu:
    • Xét nghiệm chức năng gan qua các chỉ số: AST (GOT), ALT (GPT), GGT, định lượng Bilirubin (toàn phần, trực tiếp và gián tiếp).
    • Xét nghiệm chức năng thận qua các chỉ số: Creatinin, Ure.
    • Xét nghiệm đường máu: đánh giá nồng độ đường huyết xem có tăng cao hay không.
    • Xét nghiệm mỡ máu gồm có các chỉ số: Cholesterol toàn phần, LDL-C, HDL-C, Triglycerid.
    • Xét nghiệm gout qua chỉ số Acid uric.
  3. Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm công thức máu có phát hiện nhiễm HIV không?

Nhiều người cũng lo lắng rằng, việc xét nghiệm huyết học (thường chỉ làm công thức máu)có thể phát hiện nhiễm HIV. Tuy nhiên, thông tin này hoàn toàn không chính xác. Xét nghiệm công thức máu về hồng cầu cho thấy tình trạng thiếu máu hay không, nếu thiếu thì là dạng thiếu gì, xương tủy có vấn đề gì không…về dòng bạch cầu cho thấy có khả năng viêm nhiễm, tăng giảm có thể liên quan tới bệnh lý gì… để có hướng làm các xét nghiệm chuyên biệt khác tiếp theo.
Lo lắng của bạn cũng là lo lắng của nhiều người trước mỗi kỳ khám sức khỏe định kỳ ở công ty. Tuy nhiên, trước giờ chưa ai bị lộ nhiễm HIV qua hình thức khám sức khỏe này.
Tóm lại, xét nghiệm công thức máu không kết luận nhiễm HIV được và khám sức khỏe định kỳ ở công ty cũng không thể phát hiện được một người có bị nhiễm HIV hay không.

Ăn trái vải nhiều có bị nóng không? Ăn trái vải như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Vào mùa hè, vải là loại trái cây phổ biến được rất nhiều người sử dụng bởi có vị ngọt vừa phải, dễ ăn cho cả người già và trẻ em. Ăn nhiều vải có bị nóng không và ăn vải như thế để tốt cho sức khỏe, không lo bị nóng là điều mà nhiều người hiện nay rất quan tâm khi trái vải đang vào mùa. Để giải đáp thắc mắc trên mời bạn đọc cùng Tổng Đài Y Khoa tìm hiểu qua bài viết sau.

Vải là loại trái cây được rất nhiều người ưa thích. Hình ảnh minh họa.

Trước hết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thế nào là thức ăn nóng và thức ăn mát?

  • Theo một quan điểm của Tây y, có thể hiểu thức ăn nóng là thực phẩm chứa nhiều năng lượng trong một đơn vị khối lượng nhất định. Thức ăn mát là những thực phẩm đem lại ít năng lượng và nhiều nước, chất xơ, muối khoáng và vitamin. Việc một thức ăn được xem là nóng hay mát cũng chỉ có tính tương đối khi so sánh với những thực phẩm khác.
  • Theo Đông y, khái niệm thức ăn nóng hay mát được hiểu theo nghĩa thức ăn đó có nhiều dương tính hay âm tính hơn.

Ăn trái vải có bị nóng không ?

Quả vải trong Đông Y còn gọi là quả Lệ Chi, vốn nổi tiếng trong lịch sử và được coi là loại quả quý không chỉ có giá trị dinh dưỡng mà còn có nhiều công dụng trong việc làm đẹp, chữa bệnh.
Quả vải có hàm lượng đường cao, giàu acid hữu cơ, các muối khoáng Ca, Fe, P, các vitamin B1, B2, C. Tuy nhiên do tính quá ngọt, ăn vải nhiều rất dễ bị nóng, dễ bị bệnh viêm nhiệt như ngứa, dị ứng, nhiều rôm sảy, mụn nhọt, đau họng, trằn trọc khó ngủ. Ăn nhiều vải cũng gây “bốc hỏa”, có thể dẫn đến “chứng bệnh lệ chi” (say vải) với triệu chứng choáng váng, nhức đầu…
Nhiều người cho rằng vải thuộc loại quả nóng nên thường kiêng không ăn, hoặc không cho trẻ con ăn sợ mọc mụn nhọt, rôm sảy. Tuy nhiên quan điểm này không đúng hẳn, bản chất của quả vài không hề nóng như mọi người vẫn hay lầm tưởng. Chỉ là một số người ăn liên tục nhiều ngày với số lượng vải quá nhiều mới khiến cơ thể bị nóng vì lượng đường và các chất dinh dưỡng đưa vào trong cơ thể quá nhiều, hoặc ăn khi đang đói. Vì thế, chỉ cần ăn đúng liều lượng bạn sẽ nhận được những giá trị vô cùng lớn của quả vải đem lại.

Bí quyết ăn vải tốt cho sức khỏe không lo bị nóng

– Chọn quả tươi ngon để ăn

Nên chọn những quả tươi, ngon, lành lặn để ăn. Tuyệt đối không ăn quả bị giập nát, sâu đầu. Bởi ở những chỗ giập úng sẽ phát sinh những loại vi khuẩn, nấm có hại cho sức khỏe. Nếu ăn phải loại này, bạn sẽ xuất hiện triệu trứng: nổi mề đay, nôn nao, đau bụng, thậm chí là nôn mửa, tiêu chảy.

– Không nên ăn vải khi đói

Một sai lầm mà nhiều người hay mắc là ăn vải lúc đói. Khi bụng rỗng, lượng đường trong quả cao sẽ kích thích lớp niêm mạc dạ dày gây đau, viêm nhiệt hoặc say với các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn.

– Trước khi ăn vải uống chút nước muối

Trước khi ăn vải có thể uống chút nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh, hoặc canh bí đao, chè đậu xanh…. hoặc cũng có thể ăn 20-30g thịt nạc hoặc uống nước canh xương…. như vậy có tác dụng phòng trừ sinh hỏa. Hoặc là nên ăn vải sau khi ăn cơm, lúc này trong cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn nên ăn cũng không lo bị nóng.

– Nên ăn vừa phải

Với trẻ em, hệ tiêu hóa còn yếu, dó đó bạn cần cho bé ăn một lượng vừa phải, không nên chiều con mà để bé ăn quá nhiều khiến bé bị bệnh. Mỗi lần chỉ nên cho bé ăn khoảng 100g vải tươi (khoảng 5 – 6 quả). Còn với người lớn, một lần không nên ăn quá 10 quả, ăn nhiều sẽ làm gan sinh hỏa, lưỡi họng đau rát, nghiêm trọng hơn còn dẫn đến buồn nôn, chân tay mỏi rã rời, hoa mắt chóng mặt….
Đối với những người bị bệnh tiểu đường thì nên hạn chế vải, vì hàm lượng đường trong vải quá cao. Đối với những người đang giảm cân thì quả vải có tác dụng 2 mặt, giúp giảm cơn thèm đường nên giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên nếu bạn không biết tiết chế ăn quá nhiều thì việc giảm cân sẽ diễn ra khó khan

– Ăn cả lớp màng trắng

Khi ăn vải nếu ăn cả lớp màng trắng (là lớp màng mà bóc vỏ ngoài ra chúng ta nhìn thấy bọc bên ngoài cơm vải) sẽ không bị sinh hỏa. Lớp màng trắng đó có hơi chát, khi ăn đến cơm vải ta sẽ cảm thấy cơm vải càng ngọt hơn. Sau khi ăn vải xong nên ăn luôn cả phần trắng trên đầu hạt vải, như vậy cũng có thể phòng tránh được sinh hỏa.

Bảo quản quả vải

Nếu bạn muốn thưởng thức vải ngay cả khi đã hết mùa, thì hãy bảo quản chúng bằng cách sau: Bóc lớp màng trắng bỏ đi rồi đem cơm quả (để nguyên không bỏ hạt) trực tiếp ngâm vào nước muối loãng, 1 tiếng sau vớt ra cho vào hộp bảo quản đậy kín, sau đó để ngăn đá tủ lạnh, bao giờ muốn ăn thì lấy ra là ăn luôn được.
Ngoài ra, Để tránh cơ thể không bị nóng sau khi ăn vải, nhiều người thường có thói quen ngâm quả vải trong nước muối khoảng một tiếng rưỡi sau đó mới ăn. Luộc vỏ quả vải và lá vải tươi làm nước uống có thể hạn chế khả năng gây nóng cho cơ thể sau khi ăn vải.

Lời kết

Cơ thể chúng ta cần nhiều chất, nhưng không nên ăn một chất với số lượng nhiều trong một ngày, sẽ hấp thu không hết, phải đào thải quá nhiều, làm cơ thể mất cân bằng âm dương mà sinh bệnh. Người xưa dạy: “ăn uống phải điều độ” là với ý nghĩa như vậy.
Thông qua bài biết này, Tổng Đài Y Khoa hy vọng bạn đọc có chế độ ăn trái vải một cách hợp lý để đem lại nhiều lợi ích thiết thực nhất cho sức của bản thân và gia đình.
Hương Ngô – Tổng đài Y khoa
 

About Tổng đài Y khoa

FACEBOOK

Số người quan tâm