Tin mới
Đang cập nhật...

Lấy mẫu xét nghiệm thực phẩm nhập khẩu từ các nước đang có dịch COVID-19

 

Bộ Y tế đề nghị lấy mẫu trên bao bì để xét nghiệm virus SARS-CoV-2 đối với các thực phẩm nhập khẩu từ các nước đang có dịch COVID-19.

bo y te yeu cau xet nghiem thuc pham nhap khau tu cac nuoc co dich covid-19  Lấy mẫu xét nghiệm thực phẩm nhập khẩu từ các nước đang có dịch COVID-19 bo y te yeu cau xet nghiem thuc pham nhap khau tu cac nuoc co dich covid 19

Ngày 24-11, Bộ Y tế đã có công văn gửi các Bộ: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công thương, Tài chính và Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện các biện pháp kiểm soát đối với thực phẩm nhập khẩu từ các nước đang có dịch bệnh COVID-19.

Theo đó, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp, một số quốc gia đã phát hiện virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) trên bao bì sản phẩm thực phẩm đông lạnh.

Mặc dù Việt Nam bước đầu đã khống chế thành công dịch bệnh này nhưng nguy cơ lây truyền dịch bệnh vào Việt Nam là rất lớn.

Để tăng cường các biện pháp phòng chống và ngăn chặn nguy cơ xâm nhập dịch bệnh COVID-19 vào Việt Nam, Bộ Y tế – Thường trực Ban chỉ đạo liên ngành trung ương về an toàn thực phẩm đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với thực phẩm nhập khẩu từ các nước đang có dịch bệnh COVID-19 (đặc biệt là thực phẩm đông lạnh); thực hiện lấy mẫu trên bao bì để xét nghiệm virus SARS-CoV-2 đối với các thực phẩm và báo cáo kết quả về Bộ Y tế.

Đồng thời, tăng cường tuyên truyền cho các doanh nghiệp nhập khẩu thực phẩm về các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19 và thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 về triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Trước đó, tại Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng, chống COVID-19 trong tình hình mới ngày 24-11, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng nhận định, một nguồn lây khác có nguy cơ cao nhiễm COVID-19 đó chính là từ thực phẩm nhập khẩu, đặc biệt là thực phẩm ướp lạnh.

Vì vậy, Bộ trưởng cho biết Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm cũng sẽ có kế hoạch và thực hiện giám sát, xét nghiệm thực phẩm nhập khẩu.

Bộ Y tế đã yêu cầu các đơn vị liên quan thực hiện xét nghiệm COVID-19 đối với các thực phẩm đông lạnh nhập khẩu, vì khả năng sinh tồn của virus trên những sản phẩm này rất dài.

Bộ Y tế

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch COVID-19

 

Ngày 24-11, Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị số 24/CT-BYT về việc tăng cường thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

bo y te yeu cau tang cuong phong chong covid-19  Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 bo y te yeu cau tang cuong phong chong covid 19

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Dịch bệnh đã bùng phát trở lại trong mùa Đông Xuân tại nhiều nơi trên thế giới. Nhiều quốc gia, đặc biệt tại khu vực châu Âu, đã phải tái thiết lập việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch và thực hiện giãn cách xã hội.

Trong nước, tình dịch bệnh vẫn đang tiếp tục được kiểm soát. Cả nước đã trải qua hơn 80 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới trong cộng đồng.

Mặc dù vậy, các trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài dương tính với SARS-CoV-2 vẫn liên tục được ghi nhận trong thời gian vừa qua. Do đó, nguy cơ dịch bệnh xuất hiện vẫn luôn thường trực đặc biệt nếu không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.

Trong thời gian tới, trong nước sẽ diễn ra nhiều hoạt động, sự kiện chính trị quan trọng, công tác phòng, chống dịch được yêu cầu đặt trong tình trạng nghiêm ngặt với mức độ an toàn cao nhất. Do đó, Bộ Y tế yêu cầu giám đốc sở y tế các tỉnh, thành, y tế ngành, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ tiếp tục chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng, chống dịch COVID-19.

Đồng thời tiếp tục tham mưu cho Tỉnh ủy, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố triển khai các biện pháp phòng, chống dịch và trực tiếp chỉ đạo thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch theo các hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan…

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp tục thực hiện đánh giá theo Bộ tiêu chí bệnh viện an toàn phòng, chống dịch dịch COVID-19; duy trì tổ chức thực hiện nghiêm các quy trình về sàng lọc, phân loại, phân luồng; đảm bảo công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện, tuyệt đối không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện…

Bộ cũng yêu cầu các đơn vị y tế dự phòng thực hiện nghiêm các quy trình về quản lý nhập cảnh, kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu; các viện nghiên cứu tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển vacine phòng COVID-19, các phương pháp xét nghiệm mới để sàng lọc, xác định SARS-CoV-2; tập trung hợp tác quốc tế với các quốc gia đã có kết quả thử nghiệm lâm sàng vacine phòng bệnh COVID-19

TTXVN

WHO và FDA đối chọi nhau về thuốc chữa Covid-19

 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng không nên dùng thuốc kháng virus Remdesivir điều trị Covid-19 bởi thiếu bằng chứng hiệu quả, trái ngược với việc Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA).

thuoc remdesivir chua covid-19  WHO và FDA đối chọi nhau về thuốc chữa Covid-19 thuoc remdesivir chua covid 19

Một kỹ thuật viên cầm thuốc kháng virus Remdesivir. Ảnh: Reuters

Khuyến nghị được WHO công bố trên tạp chí The BMJ, hôm 20/11. Ý kiến này trái ngược với việc Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt Remdesivir là phương pháp điều trị Covid-19 đầu tiên và duy nhất được chấp thuận hoàn toàn ở Mỹ.

Hội đồng chuyên gia thuộc nhóm Phát triển Hướng dẫn của WHO (GDG) đưa ra đánh giá dựa trên việc rà soát bằng chứng bao gồm dữ liệu từ 4 cuộc thử nghiệm ngẫu nhiên quốc tế liên quan hơn 7.000 bệnh nhân Covid-19. Sau khi xem xét dữ liệu, các chuyên gia cho rằng “không có bằng chứng remdesivir cải thiện kết quả điều trị như giảm nguy cơ tử vong, thở máy, thời gian cải thiện lâm sàng và các yếu tố khác“. Hội đồng kết luận thuốc remdesivir phải được tiêm tĩnh mạch, do đó tốn kém và phức tạp trong quản trị, không mang lại hiệu quả có ý nghĩa đến tỷ lệ tử vong hoặc các kết quả quan trọng khác cho bệnh nhân.

Trong một tuyên bố gửi qua email, Gilead, đơn vị độc quyền bán remdesivir, cho biết: “Remdesivir được công nhận là tiêu chuẩn điều trị bệnh nhân Covid-19 theo hướng dẫn của nhiều tổ chức quốc gia đáng tin cậy, bao gồm Viện Y tế Quốc gia Mỹ và Hiệp hội các bệnh truyền nhiễm của Mỹ, Nhật Bản, Anh và Đức”.

Chris Ridley, phát ngôn viên của Gilead nói thêm: “Chúng tôi thất vọng khi các hướng dẫn của WHO dường như bỏ qua bằng chứng vào thời điểm các ca nhiễm tăng đáng kể trên khắp thế giới. Các bác sĩ dùng Veklury như phương pháp điều trị kháng virus đầu tiên và duy nhất được chấp thuận cho bệnh nhân Covid-19 ở khoảng 50 quốc gia“.

Remdesivir, bán với tên thương hiệu Veklury, thuốc dùng trong bệnh viện, qua đường truyền tĩnh mạch. Nhà sản xuất Gilead cho rằng thuốc chỉ nên sử dụng tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có thể khả năng chăm sóc giống như bệnh viện.

Phần lớn bệnh nhân được điều trị 6 lọ remdesivir trong 5 ngày. Công ty Gilead đang phát triển thuốc dạng hít, dùng qua máy khí dung để chuyển thuốc từ dạng lỏng thành các hạt nhỏ như sương.

Thuốc remdesivir được toàn thế giới chú ý như một phương pháp điều trị Covid-19 hiệu quả, hồi đầu năm. Đây cũng là một trong những loại thuốc điều trị cho Tổng thống Donald Trump, người dương tính với Covid-19 hồi tháng 10.

Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Mỹ, từng khen ngợi loại thuốc này và nói rằng đây là tiêu chuẩn chăm sóc mới cho bệnh nhân Covid-19.

Một số chuyên gia y tế lưu ý có thể có những kết quả khác nhau về tính hiệu quả của thuốc. Vào tháng 10, nghiên cứu từ WHO chỉ ra thuốc có “ít hoặc không ảnh hưởng” đến tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân nội trú. Nghiên cứu thực hiện tại 405 bệnh viện trên 30 quốc gia, hơn 11.000 bệnh nhân tham gia, trong đó 2.750 người dùng remdesivir.

Gilead nghi vấn trước kết quả nghiên cứu của WHO, bởi các thử nghiệm khác cho thấy hiệu quả giảm số ngày điều trị. Gilead cho rằng: “Dữ liệu của WHO có vẻ không nhất quán với bằng chứng mạnh mẽ từ nhiều nghiên cứu ngẫu nhiên, có đối chứng được công bố trên các tạp chí được đánh giá ngang hàng xác nhận lợi ích lâm sàng của remdesivir“.

WHO thừa nhận rằng không có bằng chứng chỉ ra remdesivir không có lợi, cho đến nay. Nhưng với hiệu quả thấp, chi phí cao và nguồn lực quản lý thuốc, WHO cho rằng khuyến nghị đưa ra là thích hợp. Đồng thời, WHO ủng hộ tiếp tục các thử nghiệm để đánh giá thêm.

Nguyễn Ngọc (Theo CNBC)

Việt Nam chia sẻ 10 bài học kinh nghiệm phòng, chống và điều trị COVID-19

Các chia sẻ, bài học và định hướng của Việt Nam trong phòng chống và điều trị COVID-19 đã nhận được sự đánh giá cao của các nước trong khu vực châu Á.

viet nam chia se 10 bai hoc phong chong va dieu tri covid-19  Việt Nam chia sẻ 10 bài học kinh nghiệm phòng, chống và điều trị COVID-19 viet nam chia se 10 bai hoc phong chong va dieu tri covid 19

Các đại biểu Bộ Y tế tham dự cuộc họp trực tuyến. (Vietnam+)

Tại Diễn đàn các xu hướng y tế Tương lai 2020 do Trường Đại học Quốc gia Singapore tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham dự của các diễn giả và đại biểu đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ gồm: Thái Lan, Đài Loan, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Bangladesh…, Ban tổ chức đã mời PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám Chữa bệnh, Phó Trưởng tiểu ban điều trị COVID-19, đại diện cho Việt Nam tham dự.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê đã chia sẻ kinh nghiệm phòng chống và điều trị COVID-19 của Việt Nam và các bài học kinh nghiệm tạo nên sự thành công bước đầu trong công tác phòng chống dịch/ điều trị COVID-19 và định hướng chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới của Bộ Y tế Việt Nam.

Nội dung này phù hợp với 2 chủ đề của Hội nghị là: Ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đến hệ thống y tế và Ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế (y tế số), như tư vấn từ xa (tele-consult), giám sát từ xa (tele-monitoring), cung ứng thuốc (drug delivery), nhằm tăng hiệu suất (efficiency) và giảm chi phí cho hệ thống y tế.

Tính đến nay, toàn thế giới ghi nhận hơn 55 triệu ca mắc và hơn 1,2 triệu người tử vong, trong khi Việt Nam ghi nhận 1.304 ca mắc và 35 người tử vong do COVID-19.

Đến nay, sau hơn 2 tháng, Việt Nam không phát hiện ca nhiễm trong cộng đồng. Sự thành công bước đầu và tích cực của Việt Nam trong phòng chống, điều trị và kiểm soát dịch bệnh như trên nhờ sự nỗ lực không ngừng của tất cả hệ thống chính trị, xã hội, người dân và các đối tác.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê đã chia sẻ với 10 bài học từ Việt Nam:

  1. Sự vào cuộc sớm và quyết liệt của các hệ thống chính trị, bộ ngành, sự đồng lòng của người dân. Thiết lập hệ thống chỉ đạo xuyên suốt.
  2. Xây dựng chiến lược, kế hoạch ứng phó với các tình huống cấp độ dịch bệnh.
  3. Tổ chức phân tuyến điều trị, quản lý chăm sóc, điều trị – Quản lý thông tin báo cáo ca bệnh.
  4. Cập nhật thường xuyên các hướng dẫn chuyên môn.
  5. Xây dựng các quy định về trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao cho đơn vị điều trị COVID-19.
  6. Thiết lập hệ thống xét nghiệm ngay tại cơ sở khám chữa bệnh.
  7. Đánh giá thực trạng nhân lực chuyên khoa hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm, đào tạo, bổ sung năng lực chuyên môn.
  8. Thành lập đội cơ động và hỗ trợ thường xuyên cho địa phương.
  9. Thành lập Trung tâm Trực tuyến hỗ trợ điều trị COVID-19.
  10. Theo dõi, giám sát, kiểm tra thường xuyên thực hiện tiêu chí chất lượng bệnh viện an toàn phòng chống COVID-19.

Về định hướng trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục đặt trọng tâm vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế, trong đó ưu tiên phát triển mạng lưới y tế từ xa (Tele-Medicine Network) nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ y tế.

Bên cạnh đó, ngành y tế ứng dụng Công nghệ Thông tin trong phòng chống, kiểm soát dịch bệnh và công tác điều trị; tiếp tục giảm quá tải bệnh viện, giảm lây nhiễm chéo tại các cơ sở y tế và phân tuyến điều trị.

Các chia sẻ, bài học và định hướng của Việt Nam đã nhận được sự đánh giá cao của các nước trong khu vực châu Á.

Trong khuôn khổ sự kiện, các thảo luận được đưa ra gồm tác động của dịch bệnh COVID-19 và sự đáp ứng/cải cách của hệ thống y tế, việc triển khai ứng dụng các nền tảng kỹ thuật số và công nghệ thông tin trong y tế, và các hợp tác công- tư nhằm tăng cường hệ thống y tế các nước.

Diễn đàn các xu hướng y tế Tương lai 2020 hội tụ các nhà hoạch định chính sách, các viện/trường, đối tác phát triển, các hiệp hội và các đối tác tư nhân hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, để chia sẻ và trao đổi về các xu hướng phát triển trong tương lai và các định hướng ưu tiên chính sách về y tế của các quốc gia.

Diễn đàn các xu hướng y tế Tương lai được luân phiên tổ chức hàng năm tại các nước trong khu vực châu Á. Việt Nam đã đăng cai tổ chức Hội nghị này năm 2016 và 2018. Năm 2020 là năm đầu tiên được tổ chức dưới hình thức trực tuyến.

Lê Hảo – Thái Bình

Nguồn: suckhoedoisong.vn

 https://tongdaiykhoa.com/viet-nam-chia-se-10-bai-hoc-kinh-nghiem-phong-chong-va-dieu-tri-covid-19/

Chúc mừng ngày Nhà giáo Việt nam 20/11/2020

Mung ngay nha giao viet nam  Chúc mừng ngày Nhà giáo Việt nam 20/11/2020 2

Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2020, Tổng đài Y khoa xin gửi tới các thầy cô lời tri ân sâu sắc và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, công lao của các bác sĩ, thầy cô đang công tác đào tạo nhân lực cho Ngành Y tế.

Kính chúc các thầy cô mạnh khỏe, hạnh phúc và tiếp tục gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp trồng người và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Covid-19 chưa qua, xuất hiện virus chết chóc lây từ người sang người

 

Giới khoa học lo ngại virus xuất hiện tại Bolivia có thể bùng phát thành dịch vì đã có khả năng lây từ người sang người.

xuat hien virus moi giong ebola  Covid-19 chưa qua, xuất hiện virus chết chóc lây từ người sang người xuat hien virus moi giong ebola

Các nhân viên y tế tại một bệnh viện ở Bolivia. Ảnh: REUTERS

Tờ The Guardian ngày 17.11 đưa tin các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (USCDC) vừa xác định một virus hiếm thấy, lây từ người sang người và thuộc họ virus có thể gây xuất huyết như Ebola.

Thông tin mới thể hiện rằng giới khoa học vẫn đang miệt mài xác định các mối đe dọa của virus đối với con người, trong lúc nhiều nước trên thế giới đang đối phó làn sóng Covid-19.

Nghiên cứu nhận thấy rằng vào năm 2019 tại Bolivia, có 2 bệnh nhân truyền virus sang 3 nhân viên y tế tại thành phố La Paz. Một bệnh nhân và 2 nhân viên y tế sau đó tử vong.

Trước đó, chỉ có một ổ dịch nhỏ của virus này từng được ghi nhận vào năm 2004 tại vùng Chapare, cách La Paz khoảng 595 km. Virus sau đó được đặt tên khoa học là Chapare mammarenavirus.

“Nghiên cứu của chúng tôi xác nhận rằng nhân viên y tế trẻ, một nhân viên y tế trên xe cấp cứu và một chuyên gia về tiêu hóa đều nhiễm virus sau khi tiếp xúc với bệnh nhân”, theo bà Caitlin Cossaboom, chuyên gia dịch tễ tại USCDC.

Chuyên gia này cho rằng virus có thể lây qua dịch cơ thể khi tiếp xúc và có thể lây từ chuột sang người, trước khi lây từ người sang người. Thông thường, virus lây qua dịch cơ thể thường dễ được khống chế hơn lây qua đường hô hấp như Covid-19.

Theo bà Cossaboom, bệnh nhân mắc virus sẽ bị sốtđau bụng, nôn, chảy máu nướu, đỏ dưới da và đau đáy mắt. Vì không có thuốc đặc trị nên bệnh nhân chỉ được điều trị hỗ trợ như truyền dịch tĩnh mạch.

“Chúng tôi đã cô lập virus, và chúng tôi từng mong đó là một bệnh thông thường, nhưng dữ liệu sau đó dẫn đến virus Chapare. Chúng tôi rất ngạc nhiên”, theo chuyên gia Maria Morales-Betoulle tại USCDC.

Kết quả nghiên cứu được trình bày ngày 16.11 tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Y khoa nhiệt đới và vệ sinh Mỹ (ASTMH). Điều này được xem là quan trọng vì khả năng lây từ người sang người sẽ tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch trong tương lai.

Các nhà nghiên cứu còn cho rằng có thể virus này đã lây lan vài năm qua mà chưa được phát hiện vì có thể dễ bị chẩn đoán nhầm thành sốt xuất huyết do có các triệu chứng tương tự. Họ cho biết cần nghiên cứu thêm để hiểu rõ về khả năng gây dịch bệnh của virus này.

Khánh An

Nguồn: Báo Thanh Niên Online

Hãng dược Mỹ tuyên bố có vắc xin Covid-19 hiệu quả gần như tuyệt đối

 

Moderna, công ty được chính phủ Mỹ tài trợ, công bố vắc xin Covid-19 của họ có rất nhiều ưu điểm.

hang duoc moderna cong bo vac xin covid-19 hieu qua gan nhu tuyet doi  Hãng dược Mỹ tuyên bố có vắc xin Covid-19 hiệu quả gần như tuyệt đối hang duoc moderna cong bo vac xin covid 19 hieu qua gan nhu tuyet doi

Hãng Moderna cho biết, vắc-xin thử nghiệm của họ có hiệu quả 94,5% trong việc ngăn ngừa Covid-19 dựa trên dữ liệu tạm thời từ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối. Đây là công ty thứ hai của Mỹ trong một tuần báo cáo kết quả vượt xa mong đợi.

Vắc xin của Pfizer cũng được chứng minh có hiệu quả hơn 90% và đang chờ thêm dữ liệu an toàn. Như vậy, Mỹ có thể có hai loại vắc xin Covid-19 được phép sử dụng khẩn cấp vào tháng 12 với khoảng 60 triệu liều.

Năm tới, chính phủ Mỹ khả năng có 1 tỷ liều vắc xin chỉ từ hai nhà sản xuất, nhiều hơn mức cần thiết cho 330 triệu dân của nước này.

Cả hai loại vắc xin đều sử dụng công nghệ mới được gọi là mRNA để chống lại đại dịch đã lây nhiễm cho 54 triệu người trên toàn thế giới, khiến 1,3 triệu người tử vong.

“Chúng ta sắp có một loại vắc-xin có thể ngăn chặn Covid-19,” Chủ tịch Moderna, Stephen Hoge, cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.

Phân tích tạm thời của Moderna dựa trên 95 ca nhiễm bệnh trong những người tham gia thử nghiệm nhận giả dược hoặc vắc xin. Trong số đó, chỉ có 5 ca nhiễm xuất hiện ở những người được tiêm hai mũi chủng ngừa cách nhau 28 ngày.

Uu điểm chính của vắc xin Moderna là không cần bảo quản cực lạnh như Pfizer, giúp dễ dàng phân phối hơn. Hãng này hy vọng vắc xin sẽ ổn định ở nhiệt độ tủ lạnh tiêu chuẩn từ 2 đến 8 độ C trong 30 ngày và có thể bảo quản đến 6 tháng ở nhiệt độ -20 độ C.

Vắc xin của Pfizer phải được vận chuyển và bảo quản ở nhiệt độ âm 70 độ C, điều kiện điển hình của mùa đông ở Nam Cực. Ở nhiệt độ tủ lạnh tiêu chuẩn, nó có thể bảo quản đến năm ngày.

Dữ liệu từ thử nghiệm có 30.000 người tham gia của Moderna cũng cho thấy vắc xin đã ngăn ngừa được các trường hợp mắc bệnh Covid-19 nghiêm trọng, một câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ đối với vắc xin Pfizer. Trong số 95 ca bệnh với thử nghiệm của Moderna, tất cả 11 bệnh nhân nặng đều là người dùng giả dược.

Moderna, tham gia chương trình Warp Speed của chính phủ Mỹ, dự kiến sản xuất khoảng 20 triệu liều vắc xin trong năm nay. Hàng triệu liều đã sẵn sàng phân phối nếu nhận được sự cho phép của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA).

“Nếu chúng tôi có giấy phép sử dụng khẩn cấp, chúng tôi sẽ sẵn sàng giao hàng qua Warp Speed sau vài giờ”, Hoge nói.

Hầu hết các tác dụng phụ là nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên, một tỷ lệ đáng kể tình nguyện viên đã bị đau nhức sau khi dùng liều thứ hai, bao gồm 10% bị mệt mỏi, ảnh hưởng các hoạt động hàng ngày, 9% khác bị đau nhức cơ thể. Tuy nhiên, tình trạng không kéo dài.

Dữ liệu của Moderna cung cấp thêm xác thực về nền tảng mRNA đầy hứa hẹn. Theo đó, cơ thể con người được biến thành một nhà máy sản xuất vắc xin bằng cách dụ các tế bào tạo ra một số protein virus nhất định mà hệ thống miễn dịch coi là mối đe dọa và tăng cường phản ứng chống lại.

Moderna dự kiến sẽ có đủ dữ liệu an toàn cần thiết để được Mỹ cấp phép trong tuần tới. Công ty dự kiến sẽ nộp đơn xin cấp phép sử dụng khẩn cấp sau đó.

Mỹ có số ca mắc và tử vong do Covid-19 cao nhất thế giới với 11 triệu bệnh nhân và 250.000 ca tử vong.

Moderna đã nhận được gần 1 tỷ USD tài trợ nghiên cứu và phát triển từ chính quyền Trump. Công ty hy vọng sẽ có từ 500 triệu đến 1 tỷ liều vào năm 2021.

Chính phủ Mỹ cho biết vắc xin Covid-19 sẽ được cung cấp miễn phí cho mọi người dân Mỹ.

Moderna dự kiến sẽ sử dụng dữ liệu của mình để xin cấp phép ở châu Âu và các khu vực khác.

An Yên (Theo Reuters)

Nguồn: Vietnamnet

Thêm 1 ca Covid-19, cả nước có 1253 người mắc

 

Chiều 12/11/2020, Bộ Y tế công bố thêm 1 ca nhiễm Covid-19. Người này về từ Hungary, được cách ly ngay sau nhập cảnh tại Quảng Ninh.

tin tuc covid-19 viet nam co 1253 nguoi mac covid-19  Thêm 1 ca Covid-19, cả nước có 1253 người mắc tin tuc covid 19 viet nam co 1253 nguoi mac covid 19

Đến 18h ngày 12/11, Việt Nam đã ghi nhận 1.253 người mắc Covid-19

Bệnh nhân 1253 là nữ, 28 tuổi, là chuyên gia quốc tịch Hungary. Ngày 29/10, người này từ Ấn Độ sang Việt Nam trên chuyến bay LO9001, nhập cảnh qua sân bay Vân Đồn. Sau đó, cô được cách ly ngay tại tỉnh Quảng Ninh.

Kết quả xét nghiệm lần 2 ngày 12/11 xác định bệnh nhân dương tính với SAR-CoV-2. Hiện, bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.

Đến 18h ngày 12/11, Việt Nam đã ghi nhận 1.253 người mắc Covid-19, trong đó 691 trường hợp do lây nhiễm trong nước. Nước ta đã qua 71 ngày chưa ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng.

Hôm nay, Bộ Y tế công bố khỏi bệnh thêm 2 trường hợp mắc Covid-19 là bệnh nhân 1152 và bệnh nhân 1202. Như vậy các cơ sở y tế trong cả nước hiện đã điều trị khỏi cho 1.093 bệnh nhân Covid-19, còn 160 ca chưa khỏi bệnh. Trong số này, có 11 bệnh nhân đã âm tính SARS-CoV-2 ba lần liên tiếp, 13 người âm tính lần hai, 23 người âm tính lần đầu. Số bệnh nhân tử vong do Covid-19 vẫn là 35 người, kể từ ngày 3/9 tới nay.

Về tình hình cách ly, nước ta hiện còn 15.540 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch cần cách ly, theo dõi sức khỏe, gồm 217 trường hợp tại bệnh viện, 14.334 người tại các cơ sở cách ly tập trung khác, 989 tại nhà, nơi cư trú.

Nguyễn Liên

 

About Tổng đài Y khoa

FACEBOOK

Số người quan tâm