Tin mới
Đang cập nhật...

Hình ảnh CT-Scan cho thấy phổi của người bệnh CIVID-19 bị tổn thương như thế nào

 

Dưới đây là hình ảnh CT-Scan phổi của người khoẻ mạnh và người nhiễm COVID-19. Hình ảnh này cho thấy phổi của người bệnh CIVID-19 bị tổn thương như thế nào.

Trình chơi Video
00:20
00:27

Phần màu đen là không khí, phần màu trắng là các ống phế quản và phần màu xám là các mô kẽ, thường được tạo ra bởi các tế bào hệ miễn dịch xâm nhập vào không gian giữa các phế nang (phần tạo ra sự trao đổi khí) khiến chúng bị rối loạn. Ở bệnh nhân khỏe mạnh, bạn có thể nhìn thấy màu trắng và đen trong khi ở Covid, phần lớn là màu xám và trắng.

Nguồn: 9gag

Nỗi lo về các biến thể mới của virus corona đang tăng dần

 

Trong bối cảnh thế giới tiệm cận mốc 100 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có 25 triệu ca ở Mỹ, nỗi lo về các biến thể mới của virus corona cũng tăng dần.

tin tuc covid-19 bien the covid-19  Nỗi lo về các biến thể mới của virus corona đang tăng dần. tin tuc covid 19 bien the covid 19

Các nhà khoa học tại Trung tâm Y sinh Jeffrey Cheah tại Cambridge, Anh. Ảnh: NYT

Theo báo New York Times (NYT), sự xuất hiện và lây lan nhanh chóng của các biến thể virus corona mới thời gian qua đang khiến giới chuyên môn quốc tế lo ngại chúng có thể làm chậm lại, hoặc thậm chí đảo ngược các tiến bộ đã đạt được của công cuộc chống đại dịch COVID-19 toàn cầu.

Một trong những vấn đề được quan tâm nhất hiện nay là hiệu quả phòng ngừa của các vắc xin COVID-19 hiện đạt tới mức nào khi đương đầu với các chủng biến thể virus corona đã tìm thấy ở Anh, Nam Phi, Brazil và Mỹ.

Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh tật (CDC) Mỹ gần đây cảnh báo biến thể virus corona đầu tiên phát hiện tại Anh cho tới tháng 3 năm nay có thể trở thành mầm bệnh chủ yếu tại Mỹ, và chắc chắn sẽ là nguyên nhân làm tăng mạnh số ca mắc mới và số người chết trong thời gian tới.

Biến thể virus ở Anh hiện đã có mặt tại ít nhất 22 quốc gia. Trong tối 23-1, ĐH Michigan (Mỹ) thông báo sẽ dừng mọi hoạt động thể dục thể thao trong trường sau khi phát hiện nhiều ca mắc biến thể mới trong số những người có liên quan tới khoa giáo dục thể chất.

Mặc dù những hiểu biết về mức độ nguy hiểm của các biến thể virus corona mới hiện còn rất khiêm tốn, song theo một số dữ liệu hiện tại, có vẻ như một số biến thể có tốc độ lây lan nhanh hơn so với phiên bản virus corona đầu tiên.

Trong cuộc họp báo ngày 22-1, Thủ tướng Anh Boris Johnson nói biến thể virus corona tìm thấy ở Anh cũng có thể gây nguy cơ tử vong cao hơn, dù ông cũng thừa nhận việc đưa ra đánh giá đó ngay lúc này dường như vẫn là quá sớm.

Các cố vấn khoa học của ông Boris Johnson luôn kêu gọi tránh đưa ra những thông tin có thể gây hoang mang dư luận trong lúc chờ thêm những kết quả nghiên cứu khoa học đầy đủ hơn.

D. KIM THOA

Nguồn: TTO

Tin tức điều tra nguồn gốc Covid-19 ở Vũ Hán mới nhất: Trung Quốc trả lời WHO

 

Đại diện Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho rằng, một số đoạn trong báo cáo tạm thời của ủy ban WHO “không nhất quán với thực tế”.

tin tuc coavid-19 nguon goc covid-19  Tin tức điều tra nguồn gốc Covid-19 ở Vũ Hán mới nhất: Trung Quốc trả lời WHO tin tuc covid 19 nguon goc covid 19

Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại Trung Quốc, tháng 10/2020. (Nguồn: Reuters)

Ngày 19/1, Trung Quốc đã bào chữa cho những hành động ban đầu của mình về việc chống lại sự bùng phát của đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, cho rằng nước này đã lập tức thông báo cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và đưa ra “các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn nghiêm ngặt, triệt để và toàn diện nhất”.

Quan chức Sun Yang thuộc Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc nói với Ban điều hành WHO rằng: “Đối mặt với ẩn số SARS-CoV-2, Trung Quốc đã lập tức thông báo cho WHO về tình hình dịch bệnh, chia sẻ bộ gen virus vào thời điểm sớm nhất có thể, cũng như đưa ra các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn nghiêm ngặt, triệt để và toàn diện nhất”.

Phát biểu trên được đưa ra một ngày sau khi ủy ban độc lập của WHO cho biết các quan chức Trung Quốc đáng lẽ nên áp dụng các biện pháp y tế công cộng quyết liệt hơn vào tháng 1 năm ngoái nhằm ngăn chặn số ca lây nhiễm.

Theo đại diện Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc, một số đoạn trong báo cáo tạm thời của ủy ban WHO “không nhất quán với thực tế”.

(Theo Reuters)

Nguồn: Báo Quốc Tế .vn

Tự nhiên bị ù tai: Bạn chớ nên coi thường!

 

Tự nhiên bị ù tai có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có các nguyên nhân nguy hiểm như rách màng nhĩ, phình động mạch, ung thư vòm mũi họng… Nếu tình trạng ù tai không tự hết sau vài ngày, bạn chớ nên coi thường.

tu nhien bi u tai nguyen nhan u tai Tinnitus ù tài Tự nhiên bị ù tai: Bạn chớ nên coi thường! tu nhien bi u tai nguyen nhan u tai Tinnitus

Ù tai là tình trạng có những âm thanh bất thường như tiếng ve kêu, tiếng bíp bíp,… bên trong tai

1. Ù tai là gì?

Ù tai là khi người mắc chứng này cảm nhận được trong tai mình có tiếng kêu lạ như tiếng gió thổi, tiếng huýt sáo, tiếng ve kêu, có thể ở một bên hay cả hai bên tai. Những âm thanh này chỉ có chính người bị ù tai cảm nhận được. Ù tai có thể liên tục hay ù từng lúc.

Người mắc chứng ù tai cảm nhận rõ nhất về đêm hay những lúc yên tĩnh. Ù tai có thể đi kèm với nghe kém, chóng mặt hay đau đầu, hoa mắt.

Có 2 dạng ù tai:

  • Ù tai khách quan: Bác sĩ có thể nghe được tiếng ù khi đặt ống nghe vào tai bệnh nhân. Tiếng ù xảy ra cùng lúc với nhịp đập của tim. Khi khám ấn nhẹ lên vùng cổ, tức làm tắc tĩnh mạch cổ lúc đó không còn nghe tiếng ù tai. Chụp X-Quang thấy tĩnh mạch cổ to, rộng.
  • Ù tai chủ quan: Chỉ có bệnh nhân nghe tiếng ù tai.

2. Những nguyên nhân nào gây ra ù tai

Ù tai không phải là bệnh mà là một biểu hiện hay triệu chứng của nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Tiếp xúc với tiếng ồn lớn: đây là nguyên nhân phổ biến, những người làm việc trong môi trường có nhiều âm thanh lớn thường sẽ gặp bệnh lý về tai;
  • Do giảm cân quá nhanh
  • Rách màng nhĩ: Có thể do các chấn thương, do lấy ráy tai…;
  • Nhiễm độc do dùng thuốc: Một số loại thuốc gây độc cho tai, làm tổn thương tế bào thính giác như aspirin, streptomycin, gentamycin, quinin;
  • Bệnh về hệ thống mạch máu: Như phình động mạch, tăng huyết áp…;
  • Rối loạn chuyển hóa gây xốp xơ tai làm cứng khớp hệ thống xương con làm cho hệ thống này không rung động được, cản trở sự dẫn truyền âm thanh;
  • Các bệnh lý về tai, mũi, họng: Như nút ráy tai, viêm ống tai ngoài, nấm ống tai, viêm tai giữa cấp và mạn tính, viêm mê nhĩ, u dây thần kinh VIII…;
  • Sử dụng chất kích thích quá nhiều: theo nghiên cứu của khoa học, lạm dụng rượu, bia và thuốc lá làm cho chứng ù tai trầm trọng hơn, đây là nguyên nhân chủ yếu của các bạn trẻ vô tình mắc phải bệnh ù tai;
  • Tuổi tác: Sự lão hóa ảnh hưởng tới cơ quan thính giác. Đây là đặc điểm sinh lí tự nhiên không thể tránh khỏi, thường bắt đầu ở giai đoạn sau 30 tuổi, ù tai hay mất thính giác là triệu chứng của bệnh xơ cứng động mạch;
  • Ngoài ra, còn do viêm mũi xoang, viêm họng, viêm VA, đặc biệt nguy hiểm là ung thư vòm mũi họng làm tắc vòi nhĩ;
  • Ngoài những nguyên nhân trên, còn có thể kể tới một vài lý do khác như stress, áp lực công việc quá cao, do môi trường quá ồn ào, náo nhiệt;

Tự nhiên bị ù tai có thể là do các nguyên nhân thông thường như môi trường ồn ào, uống rượu bia nhiều, áp lực công việc… và có thể tự hết sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu sau 03 ngày tình trạng ù tai không tự hết, bạn nên tới ngay các cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để được bác sĩ thăm khám, tìm nguyên nhân và chữa trị dứt điểm.

Nếu để tình trạng ù tai diễn ra trong thời gian dài, việc chữa trị sẽ trở nên rất khó khăn, người bệnh sẽ có nguy cơ bị ù tai vĩnh viễn.

3. Phòng ngừa ù tai và ngăn ngừa ù tai tái phát

Bạn có thể phòng ngừa ù tai và ngăn ngừa tái phát bằng những cách đơn giản sau:

  • Vệ sinh tai thường xuyên: sử dụng bông ngoáy tai đúng cách hoặc tìm sự giúp đỡ của bác sĩ để làm sạch bằng các công cụ chuyên dụng.
  • Bảo vệ tai trước những tiếng ồn lớn: bạn có thể sử dụng các đồ bảo hộ tai và không lạm dụng tai nghe quá mức. Hãy áp dụng quy tắc 60/60: không nghe nhạc có âm lượng quá 60% và không dùng tai nghe quá 60 phút mỗi ngày.
  • Hạn chế hoặc không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá
  • Không sử dụng tăm bông để vệ sinh tai, ngoáy tai.
  • Cần cẩn thận khi lấy ráy tai.

Tổng đài Y khoa (TH)

COVID-19: Trung Quốc xuất hiện ca siêu lây nhiễm “1 lây sang 102 người”

 

Dịch Covid-19 trong cộng đồng ở Trung Quốc đang diễn biến phức tạp. Đáng chú ý, nước này vừa xuất hiện một ca “siêu lây nhiễm” ở tỉnh Cát Lâm, khiến hơn 100 người khác mắc bệnh do tham gia một hoạt động tiếp thị trong nhà.

tin tuc covid-19 Trung Quoc xuat hien ca sieu lay nhiem 1 lay sang 102 nguoi  COVID-19: Trung Quốc xuất hiện ca siêu lây nhiễm “1 lây sang 102 người” tin tuc covid 19 Trung Quoc xuat hien ca sieu lay nhiem 1 lay sang 102 nguoi

Tỉnh Cát Lâm họp báo về tình hình dịch Covid-19. Ảnh: Mạng Cát Lâm.

Ngoài Hà Bắc và Hắc Long Giang, hai ổ dịch cộng đồng chính hiện nay, Trung Quốc vừa xuất hiện thêm một vùng dịch mới là tỉnh Cát Lâm ở miền Đông Bắc nước này. Số liệu vừa công bố sáng nay (18/1) cho thấy, Trung Quốc đại lục lại ghi nhận 109 ca Covid-19 mới, các trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng  vẫn ở mức cao với 93 người cùng hơn 100 trường hợp không triệu chứng. Trong đó, Hà Bắc tiếp tục có thêm 54 ca, Hắc Long Giang đã giảm mạnh xuống còn 7 người và Bắc Kinh 2 người. Đáng chú ý, vùng dịch mới Cát Lâm có tới 30 ca.

Dịch ở Cát Lâm được cho là bùng phát do liên quan đến một hoạt động tiếp thị trong nhà. Đến nay, nhân viên tiếp thị nhiễm virus SARS-CoV-2 đã gây lây nhiễm sang cho 102 người khác, trong đó đa phần là những người trung niên và cao tuổi. Một cuộc điều tra đã được tiến hành nhằm xác định liệu đây có phải là hoạt động tiếp thị trái phép hay không.

Như vậy, chỉ sau hơn 2 tuần dịch cộng đồng bùng phát mạnh, Trung Quốc hiện đã ghi nhận hơn 1.300 ca Covid-19, trong đó có 43 ca bệnh nặng. Có ít nhất 3 huyện thị và thị trấn ở tỉnh Hà Bắc và Cát Lâm nước này đang thực hiện các quy định giãn cách “nghiêm ngặt nhất”. Toàn bộ người dân bị “cấm túc”, không được rời khỏi nơi cư trú hoặc làm việc, nếu vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự./.

PV/VOV-Bắc Kinh

Nguồn: VOV.vn


COVID-19: Bệnh nhân COVID-19 sắp có thuốc điều trị và có thể miễn dịch tới 8 tháng

 

Tập đoàn Celltrion chuẩn bị thử nghiệm giai đoạn cuối đối với thuốc điều trị CT-P59. Trong khi đó, nghiên cứu mới khẳng định bệnh nhân nhiễm COVID-19 sẽ được miễn dịch đến 8 tháng.

COVID-19: Bệnh nhân COVID-19 sắp có thuốc điều trị và có thể miễn dịch tới 8 tháng tin tuc covid 19 thuoc dieu tri covid 19

Thuốc CT-P59 điều trị COVID-19 bằng kháng thể đơn dòng – Ảnh: CELLTRION

Tập đoàn dược phẩm Hàn Quốc Celltrion đang xúc tiến kế hoạch thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 tại hơn 10 quốc gia để đánh giá hiệu quả và độ an toàn của CT-P59, thuốc điều trị COVID-19 bằng kháng thể đơn dòng (còn gọi là Regdanvimab).

Giảm bệnh nặng, tránh nằm viện dài ngày

Celltrion đã nộp đơn cho Bộ An toàn thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc đề nghị cấp phép lưu hành có điều kiện cho thuốc CT-P59.

Trong vài tháng tới, Celltrion cũng dự kiến đề nghị Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép sử dụng khẩn cấp CT-P59, đồng thời đề nghị Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) cấp phép kinh doanh có điều kiện đối với thuốc CT-P59.

Kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 của thuốc CT-P59 đã được công bố hôm 13-1.

Theo trang web Pipeline Review, thử nghiệm được tiến hành trên thế giới theo phương pháp ngẫu nhiên, mù đôi và có kiểm soát giả dược.

327 bệnh nhân tham gia thử nghiệm mắc các triệu chứng COVID-19 từ nhẹ đến trung bình, trong đó khoảng 60% có triệu chứng trung bình mắc bệnh viêm phổi.

Họ được chia làm ba nhóm điều trị (40mg/kg, 80mg/kg và giả dược). CT-P59 được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch trong 90 phút.

Đến ngày thứ 28, các bệnh nhân được điều trị bằng CT-P59 đã giảm đáng kể thời gian nằm viện và thở oxy.

So với nhóm giả dược, nhóm được điều trị bằng CT-P59 (40mg/kg) đã giảm tỉ lệ phát triển bệnh 54% đối với người mắc triệu chứng từ nhẹ đến trung bình và 68% đối với người mắc triệu chứng trung bình từ 50 tuổi trở lên

Các nhóm điều trị bằng CT-P59 còn rút ngắn thời gian nằm viện từ 3,4-6,4 ngày so với nhóm giả dược. Riêng đối với các bệnh nhân mắc triệu chứng trung bình từ 50 tuổi trở lên, thời gian điều trị giảm đến 6,4 ngày.

Ngoài ra, tải lượng virus đã giảm đáng kể vào ngày thứ 7 đối với các bệnh nhân được điều trị bằng CT-P59. Kết quả thử nghiệm ghi nhận CT-P59 đạt mức an toàn tích cực và không gây tác dụng phụ nghiêm trọng nào.

GS Joong-Sik Eom ở khoa bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Gil, Đại học Gachon kết luận: “Dữ liệu chứng minh CT-P59 có thể góp phần giảm thời gian hồi phục lâm sàng cũng như giảm tỉ lệ bệnh nhân tiến triển thành ca nặng. Tính an toàn của phương pháp điều trị này ngang ngửa với giả dược và nói chung thuốc được dung nạp tốt. Do đó, có thể dự đoán CT-P59 sẽ góp phần tích cực vào việc quản lý và kiểm soát đại dịch COVID-19 hiện nay trên thế giới”.

Trước đó, dữ liệu thử nghiệm tiền lâm sàng của CT-P59 (thử nghiệm trên động vật) cho thấy tải lượng virus SARS-CoV-2 giảm đến 100 lần và cải thiện tốt thời gian hồi phục. Kết quả này đã được công bố trên tạp chí Nature Communications

Tập đoàn Celltrion đang nỗ lực mở rộng năng lực sản xuất để có thể đáp ứng nhu cầu dự kiến lên đến 2 triệu liều CT-P59 trên thế giới.

HOÀNG DUY LONG

Theo: Tuoitre.vn

COVID-19: Kịch bản tệ nhất thế giới có thể đối mặt

 

Số người chết do Covid-19 trên toàn cầu có thể lên tới 5 triệu vào tháng 3/2021. Đây là dự đoán của nhóm nhà khoa học từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh CDC Trung Quốc, các viện nghiên cứu sức khỏe cộng đồng, công bố hôm 8/1/2021.

tin tuc covid-19 kich ban covid-19 te nhat co the xay ra  COVID-19: Kịch bản tệ nhất thế giới có thể đối mặt tin tuc covid 19 kich ban covid 19 te nhat co the xay ra

Nhiều quốc gia vẫn lao đao chống chọi với Covid-19, giữa bối cảnh ngày càng nhiều biến thể nCoV được phát hiện.

Giáo sư Xu Jianguo, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu, cho biết: “Dù dịch bệnh diễn biến khó lường, các mô hình tính toán có thể cung cấp một số thông tin hữu ích”.

Trong khi đại dịch phần lớn đã được kiểm soát ở Trung Quốc, nhiều quốc gia khác vẫn lao đao chống chọi với Covid-19, giữa bối cảnh ngày càng nhiều biến thể nCoV được phát hiện.

Tới nay, thế giới đã ghi nhận 92 triệu ca nhiễm, dự báo tăng lên 170 triệu vào đầu tháng 3. Theo đó, Mỹ là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong viễn cảnh tệ nhất, dự báo Mỹ sẽ ghi nhận 32 triệu ca Covid-19, tương đương với 20% ca nhiễm toàn thế giới. Sau Mỹ là Ấn Độ (15,5 triệu ca), Brazil (15 triệu ca) và Nga (6 triệu ca).

Kịch bản lạc quan nhất, từ giờ cho đến tháng 3, thế giới chỉ ghi nhận thêm 300.000 người chết vì Covid-19, nếu các chính phủ và người dân thực hiện hiệu quả những biện pháp chống dịch, cùng nỗ lực triển khai vaccine.

Tỷ lệ tử vong liên quan Covid-19 hiện là 2,1%, theo số liệu của Đại học Johns Hopkins (Mỹ). Nếu số người chết lên 5 triệu, tức là tỷ lệ tử vong khoảng 3%, tương đương mức từng ghi nhận ở Vũ Hán, Trung Quốc, nơi Covid-19 bùng phát đầu tiên, khi hệ thống y tế quá tải.

Benjamin Neuman, giáo sư sinh học và nhà virus học của Tổ hợp Nghiên cứu Sức khỏe toàn cầu tại Đại học Texas A&M, cho biết còn nhiều yếu tố không chắc chắn ảnh hưởng đến dự đoán diễn biến đại dịch, bao gồm sự mệt mỏi của người dân, chính trị, truyền thống, cái nhìn đối với khoa học và truyền thông.

Ông cho rằng nếu tất cả đều có ý thức chống dịch, các biện pháp phòng ngừa phù hợp và tiêm phòng, tổng số ca tử vong sẽ không tới 3 triệu.

Theo nhóm nghiên cứu của giáo sư Xu, Trung Quốc có thể mạnh mẽ trấn áp dịch bệnh, nhưng các bằng chứng khoa học cho thấy nCoV đang biến đổi. Nếu nCoV thích nghi với cơ thể người như virus cúm, dịch bệnh có thể lẩn trốn và trở lại bất cứ lúc nào. Khi nhiều người không biểu hiện triệu chứng, các biện pháp chống dịch hiện tại của Trung Quốc chưa chắc hiệu quả.

Nhóm nghiên cứu cho rằng trước sự xuất hiện của các biến thể virus, Trung Quốc nên xem xét kỹ tác dụng phụ của vaccine do nước này phát triển đang thử nghiệm ở nước ngoài, trước khi phát động tiêm phòng trên toàn quốc.

Mai Dung (Theo SCMP)

Nguồn: VnExpress

COVID-19: Việt Nam bắt đầu tiêm mũi 2 vaccine Nanocovax

Ba người (gồm hai nam một nữ) đã tiêm liều Nanocovax 25 mcg đầu tiên tháng trước, ngày 14/1/2021 tiếp tục tiêm liều thứ 2. Cùng nhóm tiêm liều 25 mcg còn 17 người khác, dự kiến tiêm liều thứ hai ngày 17/1.

tin tuc covid-19 viet nam tiem mui 2 vacxin nanocovax  COVID-19: Việt Nam bắt đầu tiêm mũi 2 vaccine Nanocovax tin tuc covid 19 viet nam tiem mui 2 vacxin nanocovax

Chuẩn bị tiêm thử liều Nanocovax 25 mcg cho tình nguyện viên tại Học viện Quân y. Ảnh: Giang Huy.

Đại diện Học viện Quân y cho biết ba người này không xuất hiện phản ứng bất thường, sức khỏe tốt, đã cách liều tiêm thứ nhất hơn 28 ngày. Vì vậy họ đủ điều kiện tiêm liều thứ hai.

Ngày 12/1, ba người thuộc nhóm 20 tình nguyện viên tiêm liều 75 mcg cũng được tiêm mũi đầu tiên. Họ sẽ kết thúc 72 giờ theo dõi sau tiêm tại Học viện Quân y vào ngày mai, 15/1.

Như vậy, đến nay đã có ba nhóm tình nguyện viên thử nghiệm vaccine Covid-19 Nanocovax, bao gồm nhóm tiêm liều thấp nhất là 25 mcg, nhóm tiêm liều 50 mcg và nhóm tiêm liều cao nhất là 75 mcg. Mỗi nhóm có 20 người. Mỗi liệu trình vaccine có hai liều tiêm, mỗi liều cách nhau 28 ngày.

Trong đó:

  • Nhóm 25 mcg: toàn bộ tình nguyện viên đã được tiêm liều thứ nhất. Hôm nay ba người đầu tiên được tiêm liều thứ hai.
  • Nhóm 50 mcg: toàn bộ tình nguyện viên đã tiêm liều thứ nhất, chưa được tiêm liều thứ hai.
  • Nhóm 75 mcg: ba người đã được tiêm liều thứ nhất và đang theo dõi sau tiêm. Khi ba người này an toàn thì 17 người còn lại của nhóm sẽ được tiêm liều thứ nhất.

Phó giáo sư, tiến sĩ Chử Văn Mến, Giám đốc Trung tâm Thử nghiệm lâm sàng và tương đương sinh học, Học viện Quân Y, ngày 12/1 cho biết: “Hiện có thể đánh giá phần nào vaccine này rất an toàn”.

Theo đó, 40 người đã tiêm liều thứ nhất của Nanocovax 25 và 50 mcg, chỉ xuất hiện phản ứng phụ như sốt nhẹ và đau nhức vùng tiêm.

Nghiên cứu thử nghiệm Nanocovax trên người đã đi được 50% giai đoạn một, dự kiến tháng 2 kết thúc. Bộ Y tế sẽ nghiệm thu và đánh giá, sau đó cho phép thử nghiệm giai đoạn hai trên 560 tình nguyện viên tiếp theo. Hiện đã có 350 người đăng ký tham gia thử nghiệm lâm sàng giai đoạn hai.

Nanocovax là vaccine Covid-19 đầu tiên của Việt Nam thử nghiệm lâm sàng trên người. Việt Nam hiện còn 3 “ứng viên” nữa. Trong đó, Ivac đã hoàn thiện quá trình thử nghiệm trên động vật và nộp hồ sơ đề nghị thử nghiệm lâm sàng, Vabiotech đang thử nghiệm trên động vật còn Polyvac đang nghiên cứu vaccine trong phòng thí nghiệm.

Chi Lê

Nguồn: VnExpress

 

About Tổng đài Y khoa

FACEBOOK

Số người quan tâm