Tin mới
Đang cập nhật...

Hạt chia là gì ? Hạt chia có tác dụng gì ?

Hạt chia là hạt của cây chia (tên khoa học là Salvia hispanica) – một loài thực vật cùng họ với các loại thảo mộc dùng làm gia vị như bạc hà, húng quế. Loài cây này có nguồn gốc từ Mexico, là thực phẩm truyền thống lâu đời của vùng Trung và Nam châu Mỹ. Hạt chia được biết đến là một loại hạt rất giàu dinh dưỡng và thường được sử dụng trong thực dưỡng.

Hình ảnh cây chia, hoa chia và hạt chia

1. Tổng quan về cây chia

Cây chia và hoa chia
Cây chia có tên khoa học là Salvia hispanica. Đây là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi, cùng loại với các loại thảo mộc dùng làm gia vị như loại húng quế (basil), bạc hà (mint). Loài này được L. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753. “Chia” theo tiếng Nahuatl chian, có nghĩa là “chứa dầu”.
Cây chia là cây thân thảo, chiều cao có thể lên đến 1,75 m, tương đương với chiều cao của người trưởng thành. Lá cây mọc đối xứng, với chiều dài khoảng 4–8 cm, rộng khoảng 3–5 cm. Cây có hoa nhỏ (3–4 mm) mọc thành nhiều cụm, có màu tím hoặc trắng. Hạt chia có màu sắc khác nhau từ đen, xám, đen đốm trắng cho đến trắng, và hạt có hình bầu dục với kích thước từ 1–2 mm, hình dáng tương tự như hạt é.
Cây chia là cây được trồng hai vụ một năm. Loài cây này thích nghi với nhiều loại đất và khí hậu khác nhau. Đặc biệt, chúng có thể ở phát triển trong môi trường khô hạn, vì thế rất được khuyến khích làm cây trồng luân canh trên cánh đồng.

2. Hạt chia là gì?

Hạt chia là hạt của cây Salvia Hispaniola (cây chia). Nhiều người nhầm lẫn hạt chia với hạt é, nên bạn cần phân biệt rõ:
– Điểm giống nhau: cùng thuộc họ bạc hà (mint), kích thước khá giống nhau, không mùi, không vị.
– Điểm khác nhau:
  • Hạt chia: có đường kính nhỏ hơn so với hạt é, nếu nhìn kỹ hai hạt bạn sẽ nhận ra kích thước hạt chia chỉ khỏang ½ hạt é. Hạt chia được chia làm hai loại hạt chia đen và hạt chia trắng, cả hai loại đều có vân, vỏ bóng và sánh. Nhìn bằng mắt thường bạn sẽ có cảm giác như hạt chia được bao bọc lớp dầu.
  • Hạt é: có màu đen tuyền, vỏ mỏng không bóng dầu như hạt chia.
Hạt chia và hạt é khi chưa ngâm nước
Hạt chia và hạt é khi ngâm nước

3. Giá trị dinh dưỡng của hạt chia

Cây chia được trồng chủ yếu để lấy hạt. Hạt chia có nhiều tính chất dược lý và hàm lượng dinh dưỡng quý giá. Hạt chia có nguồn acid béo thiết yếu Omega-3 vượt trội, hàm lượng Natri thấp, hàm lượng protein, chất béo, chất xơ và chất chống oxy hóa cao. Hạt có hàm lượng đạm 19-23%, nguồn vitamin B dồi dào, canxi cao gấp 6 lần sữa, chất xơ cao gấp 1,6 lần lúa mạch, nồng độ lipid trong hạt cũng rất cao.

4. Hạt chia có tác dụng gì?

Hạt chia được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực dưỡng sinh, làm đẹp, giảm cân, chống lão hóa, và điều trị một số chứng bệnh. Dưới đây là thông tin cụ thể:

4.1. Tốt cho phụ nữ mang thai

Hạt chia hội tụ đầy đủ các thành phần dinh dưỡng tốt cho thai nhi: sắt, canxi, vitamin A, magie, Omega 3. Đặc biệt là chất Folat giúp cho hệ thần kinh và não bộ phát triển. Nói một cách khác, hạt chia được nằm trong top các loại thảo dược hiếm khi chứa 2 hàm lượng chất Omega 3 và Folat dồi dào đến như vậy.

4.2. Tốt cho người bị tiểu đường

Hạt chia khi ngâm nước, nở lớn rất nhiều lần so với khối lượng của nó và tạo ra lớp gel mềm do chất xơ hòa tan. Chính lớp gel này giúp cho chất đường trong bao tử hấp thụ chậm hơn làm cho trị số glycemic index thấp đi, giúp cho cơ thể tránh bị tiểu đường cũng như trở thành thực phẩm tốt cho những ai mắc căn bệnh này.

4.3. Giúp da, tóc và móng tay khỏe

Tóc và móng tay được hình thành, phát triển nhờ chất đạm là chủ yếu, nên chúng ta cần bổ sung lượng chất đạm tương đối lớn trong bữa ăn hằng ngày. Trong khi, hạt chia lại được tìm thấy nguồn Omega 6 ALA tương đối khá cao và chất chống oxy hóa cực tuyệt vời. Do đó, hạt chia có tác dụng rất tốt đối với việc tăng cường và giúp da, tóc và móng tay phát triển khỏe.

4.4. Hệ tim mạch khỏe

Cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp được một loại axit béo thiết yếu – Omega 3. Thế nhưng, trong hạt chia lại được tìm thấy lượng lớn Omega 3 ALA chiếm khoảng 20%, nên việc bổ sung hạt chia trong khẩu phần ăn hằng ngày dường như là một điều vô cùng thiết yếu. Không những thế, theo kết quả nghiên cứu cho thấy Omega 3 hỗ trợ tốt trong việc giảm lượng cholesterol và các nguy cơ mắc bệnh về tim mạch cũng như giúp hệ tim mạch được khỏe hơn.

4.5. Phòng loãng xương

Hạt chia chứa rất nhiều các thành phần dinh dưỡng giúp cho xương chắc – khỏe như: Magie, Kẽm, Calcium, Phospho,… nên hỗ trợ tốt cho việc chống loãng xương hiệu quả. Thường căn bệnh loãng xương xảy ra ở người lớn tuổi vì hàm lượng hormon estrogen ít đi, làm cho việc điều tiết canxi trong máu mất đi sự cân bằng, dẫn đến tình trạng loãng xương.

4.6. Tốt cho hệ tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ được tìm thấy trong hạt chia chiếm khoảng 37%, trong đó có khoảng 20% hòa tan và 80% là chất xơ không hòa tan để hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa hoạt động tối ưu hơn. Chất xơ nhiều sẽ giúp cho hệ tiêu hóa dễ dàng loại bỏ được các chất độc hại và loại bỏ dần lượng cholesterol dính ở thành ruột. Do đó, bổ sung hạt chia trong khẩu phần ăn, hoặc uống ly nước hạt chia mỗi ngày cũng rất tốt để ngăn ngừa và hỗ trợ tốt cho bệnh loãng xương.

4.7. Hỗ trợ giảm cân và tránh béo phì

Khả năng hấp thụ nước của hạt chia gấp 16 lần so với trọng lượng vốn có của nó, nên khi chúng ta uống cốc nước hạt chia thì thường có cảm giác no lâu cũng như giúp cơ thể hấp thụ ít lượng calo hơn. Đồng thời, vì chứa nhiều chất xơ nên sử dụng hạt chia cũng giúp bạn tránh được bệnh béo phì khi hạn chế được lượng mỡ dư thừa.

4.8. Làm chậm quá trình oxy hóa

Lượng Omega 3 ALA cùng với chất đạm trong hạt chia giúp cho cơ thể tránh được tình trạng lão hóa. Đặc biệt là loại bỏ được một số độc tố trong cơ thể, giúp cho làn da được tươi đẹp và khỏe mạnh hơn.

5. Hạt chia có tác hại gì không?

Mặc dù lợi ích của hạt Chia là rất lớn và chúng hoàn toàn vô hại, nhưng tiêu thụ quá nhiều hạt Chia (và bất kỳ loại thực phẩm nào khác) đều sẽ gây những tác động tiêu cực cho sức khoẻ. Nếu sử dụng quá nhiều (7-8 muỗng cho mỗi bữa ăn) , thì bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ của hạt Chia như:
  • Vấn đề tiêu hoá: ăn quá nhiều hạt Chia có thể gây ra các vấn đề về đường ruột như táo bón, phân cứng hay tiêu chảy.
  • Gây huyết áp thấp: Hạt Chia có nguồn axit béo Omega-3 dồi dào rất tốt cho sức khoẻ nhưng mặt khác, nó cũng gây tác động tiêu cực tới huyết áp nếu sử dụng quá độ. Tác dụng phụ chính là Omega-3 sẽ khiến máu của bạn bị loãng làm cho huyết áp giảm, điều này khá nguy hiểm nếu bạn mắc bệnh huyết áp thấp hoặc bạn đang sử dụng thuốc làm loãng máu.
  • Ảnh hưởng đến lượng đường trong máu: Hạt Chia có thể điều chỉnh lượng đường trong máu nhưng chúng có thể kích thích quá mức các loại thuốc có tác dụng tương tự. Nếu bạn bị tiểu đường, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi kết hợp hạt Chia chung với các loại thuốc điều trị bệnh này.
  • Vấn đề dị ứng: Mặc dù rất hiếm, nhưng dị ứng hạt Chia có thể gây các vấn đề khá nghiêm trọng cho sức khoẻ bao gồm phát ban, nổi mề đay hay chảy nước mắt. Một số triệu chứng dị ứng thực phẩm khác như: “Khó thở, nôn mửa, tiêu chảy và sưng lưỡi” cũng có thể xảy ra.
  • Tác dụng phụ tiềm tàng đối với phụ nữ mang thai: quá trình mang thai là giai đoạn nhạy cảm và cần được chăm sóc nhiều nhất đối với phụ nữ, việc sử dụng hạt Chia cũng nên được tham khảo bác sĩ phụ sản để tránh những rủi ro không cần thiết.

6. Lời kết

Tóm lại, những tác dụng của hạt Chia đối với sức khoẻ là không thể phủ nhận. Nếu bạn chỉ sử dụng 1 hay 2 muỗng hạt Chia vào mỗi bữa ăn hằng ngày, nó hoàn toàn vô hại. Nhưng nếu bạn đang sử dụng quá nhiều hạt Chia, nó có thể gây những bất lợi về mặt sức khoẻ. Xét cho cùng, uống quá nhiều nước lọc còn gây tác dụng phụ cơ mà!

Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên – Một số điều cần biết

Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên các doanh nghiệp không chỉ nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá mức độ phù hợp của sức khỏe người lao động đối với công việc họ đang đảm trách mà còn là cách để doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm đúng mực với cán bộ, nhân viên của mình. Dưới đây là một số thông tin cần biết về khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên dành cho người phụ trách việc khám sức khỏe của doanh nghiệp.

kham suc khoe dinh ky cho nhan vien kham suc khoe dinh kỳ co quan cong ty
Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên là cách mà doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm đúng mực với cán bộ, nhân viên của mình.

1. Tầm quan trọng của việc khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên

1.1. Đối với nhân viên/người lao động

  • Chẩn đoán sớm các bệnh lý ở giai đoạn mới khởi phát, nhất là những bệnh lý nguy hiểm dần phổ biến hiện nay như: tiểu đường, tim mạch, đột quỵ, ung thư.
  • Đưa ra phác đồ điều trị kịp thời, cơ hội điều trị hiệu quả hơn, rút ngắn thời gian chữa bệnh và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm.
  • Theo dõi, phát hiện và loại bỏ các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh.
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo người lao động có đầy đủ sức khỏe để làm việc.

1.2. Đối với doanh nghiệp

  • Phát hiện và điều trị kịp thời giúp giảm được các chi phí y tế, chi phí bồi thường cho người lao động mắc bệnh.
  • Thu hút nhân sự, bởi việc chăm lo sức khỏe cho cán bộ, nhân viên chính là cách để doanh nghiệp thể hiện sự tôn trọng với người lao động. Vì vậy, trong số rất nhiều doanh nghiệp cùng đề xuất một mức lương chung, chắc chắn người lao động sẽ chọn doanh nghiệp biết quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên.
  • Gia tăng đoàn kết nội bộ, tạo sự gắn bó giữa doanh nghiệp và nhân viên. Lãnh đạo công ty hoặc chủ doanh nghiệp biết được tình hình sức khỏe nhân viên để có sự điều chỉnh công việc phù hợp. Khám sức khỏe doanh nghiệp chính là chiếc cầu nối để mọi người thông cảm và chia sẻ cho nhau.
  • Bảo vệ sức khỏe nhân viên cũng là bảo vệ nguồn nhân lực của công ty, tạo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
  • Nâng cao năng suất làm việc, giảm tai nạn lao động cũng như các bệnh nghề nghiệp.

2. Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên có bắt buộc không?

Khám sức khỏe nhân viên theo định kỳ là bắt buộc, căn cứ theo quy định tại Điều 152, Chăm sóc sức khỏe cho người lao động, Bộ luật lao động 2012:
  • (1) Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại công việc để tuyển dụng và sắp xếp lao động.
  • (2) Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.

3. Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên gồm những gì?

Theo Thông tư số 13/2007/TT-BYT ngày 21 tháng 11 năm 2007 của Bộ Y tế hướng dẫn quy trình khám sức khỏe công ty, doanh nghiệp như sau:
  • (1) Lập hồ sơ, cập nhật đầy đủ thông tin cá nhân, thông tin về tiền sử sức khỏe bệnh tật của bản thân và gia đình.
  • (2) Khám thể lực chung: đo chiều cao, cân nặng, chỉ số BMI, mạch, huyết áp, nhịp thở.
  • (3) Khám lâm sàng toàn diện theo các chuyên khoa: nội, ngoại, da liễu, phụ khoa, mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt…
  • (4) Khám cận lâm sàng bắt buộc: Công thức máu, đường máu, Xét nghiệm nước tiểu: tổng phân tích nước tiểu.
  • (5) Khám cận lâm sàng khác: Chụp X-Quang tim phổi thẳng, nghiêng; một số xét nghiệm cận lâm sàng khác theo chỉ định của bác sĩ.
Một số hạng mục khuyến cáo nên áp dụng khi khám sức khỏe định kỳ:
  • Khám mắt, kiểm tra sức khỏe cột sống và các bệnh liên quan đến xương khớp đối với nhân viên làm việc văn phòng.
  • Kiểm tra thính giác bằng máy đo thính lực nếu làm việc trong môi trường có mức tiếng ồn cao.
  • Siêu âm tổng quát, điện tâm đồ.
  • Xét nghiệm sinh hóa: mỡ máu, chức năng gan, chức năng thận…
  • Xét nghiệm tế bào cổ tử cung (đối với nữ giới).
  • Xét nghiệm virus viêm gan.
  • Xét nghiệm sàng lọc ung thư.
  • Tư vấn sức khỏe.
Căn cứ vào kết quả lâm sàng và cận lâm sàng, người có thẩm quyền ký giấy chứng nhận sức khỏe hoặc sổ khám sức khỏe định kỳ của người lao động, kết luận: khỏe mạnh hay mắc bệnh (nếu có, ghi tên bệnh cụ thể), xếp loại sức khỏe, đủ hoặc không đủ điều kiện để tiếp tục làm việc cho ngành nghề, công việc cụ thể. Nếu có chỉ định điều trị, cần ghi rõ chuyên khoa để điều trị bệnh, phục hồi chức năng.

4. Chọn địa chỉ khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên

Hiện nay, đa số các doanh nghiệp đều có chính sách khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên. Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế, mỗi nơi lại thực hiện một kiểu. Nếu chọn phải đơn vị y tế không uy tín, các hạng mục thăm khám thường diễn ra qua loa hoặc phải mất nhiều thời gian chờ đợi đến lượt khám, chụp X-Quang, làm ảnh hưởng tới công việc của doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp nên xem xét kỹ càng trước khi lựa chọn đơn vị tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên. Các tiêu chí lựa chọn có thể bao gồm: Kinh nghiệm tổ chức, quy trình tổ chức (khảo sát, lập sơ đồ, số lượng bác sĩ, nhân viên…), các tư vấn tối ưu…

Đậu bắp có tác dụng chữa bệnh ngón tay cò súng hay không?

Nhiều người truyền tai nhau là đậu bắp có khả năng chữa bệnh khớp rất tốt và chữa được cả bệnh ngón tay cò súng (tên gọi khác là bệnh ngón tay bật – ngón tay lò xo). Liệu điều này có đúng không? Mời Quý vị cùng Tổng đài Y khoa tìm lời giải đáp cho vấn đề này.

dau bap chua ngon tay co sung ngon tay bat
Liệu đậu bắp có thể chữa được bệnh ngón tay cò súng ?

Tổng quan về cây đậu bắp

Đậu bắp còn có các tên khác như mướp tây, bắp còi. Ở các quốc gia nói tiếng Anh, đậu bắp có tên là Ladies’ fingers (móng tay phụ nữ). Đậu bắp là cây một năm hoặc nhiều năm, cao tới 2,5 m. Lá dài và rộng khoảng 10–20 cm. Hoa đường kính 4-8cm, với 5 cánh hoa màu trắng hay vàng, thường có các đốm đỏ hay tía tại phần gốc mỗi cánh hoa. Quả là dạng quả nang dài tới 20cm, có xơ, chứa nhiều hạt màu trắng.
Đậu bắp được gieo trồng trong các khu vực nhiệt đới và ôn đới ấm của thế giới để lấy quả. Quả được thu hoạch khi còn non và ăn như là một loại rau.

Giá trị dinh dưỡng của đậu bắp

Trong quả đậu bắp có chứa nhiều Pectin, sắt, chất nhầy, canxi và các loại vitamin B1, B2, C, A và niacin. Hạt của quả đậu bắp chứa chất béo palmitin và stearin. Ngoài ra, chất nhầy của đậu bắp chính là chất xơ dạng hòa tan. Phần thân là chất xơ không hòa tan. Vì vậy, toàn bộ trái đậu bắp chứa chất xơ nên có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, nhuận tràng, lợi tiểu, tốt cho người bị bệnh dạ dày – tá tràng…
Dưới đây là một số công dụng phổ biến của quả đậu bắp:
  • Việc ăn đậu bắp thường xuyên sẽ giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, béo phì và cả ung thư vì chất xơ có trong đậu bắp có thể làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu. Đồng thời chất Pectin có khả năng kiểm soát Lipid, giảm lượng cholesterol trong máu.
  • Ngoài ra, trong quả đậu bắp có chứa hàm lượng axit folic khá cao, giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
  • Riêng những chất có trong hạt đậu bắp còn có tác dụng trợ tim, chống co thắt, giảm đau khi bị nhiễm trùng đường tiểu hay sỏi niệu.

Đậu bắp chữa bệnh ngón tay cò súng – Thực hư ra sao?

Hiện nay, có khá nhiều người truyền tai nhau là đậu bắp như “thần dược” trị bệnh xương khớp, giúp xương khớp hoạt động trơn tru, giảm tình trạng khô cứng khớp nên cũng có tác dụng chữa bệnh ngón tay cò súng. Tuy nhiên, điều này chưa được chứng minh là mang lại hiệu quả như những lời đồn thổi.
  • Thực tế, trong quả đậu bắp có chứa nhiều chất axit folic, canxi và Vitamin K sẽ giúp hỗ trợ hệ xương chắc khỏe hơn, phòng ngừa những bệnh loãng xương, mất xương chứ không có tác dụng tái tạo lại lớp sụn hoặc tăng tiết chất nhầy ở các khớp để bôi trơn.
  • Ngón tay cò súng (hay còn gọi là ngón tay lò xo, ngón tay bật) là tình trạng giới hạn cử động ngón tay. Nguyên nhân của bệnh lý này là do sự xơ dính giữa gân gấp ngón và ròng rọc giữ gân gấp, làm gân gấp bị dính vào ròng rọc không giãn được và ngón tay không duỗi được.
  • Cho nên, ăn nhiều quả đậu bắp không giúp chữa bệnh ngón tay cò súng được nhưng có thể hỗ trợ phòng ngừa các bệnh xương khớp, cải thiện tình trạng bệnh tình theo chiều hướng tốt nhờ những dưỡng chất quan trọng có trong nó.

Lời kết

Trên đây là thông tin giải đáp cho thắc mắc: “Đậu bắp có chữa được bệnh ngón tay cò súng hay không”, nếu Quý vị có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh lý ngón tay cò súng, xin vui lòng liên hệ với Tổng đài Y khoa để được tư vấn miễn phí.

Ăn nhiều đường có bị bệnh tiểu đường không ?

Ăn nhiều đường có bị bệnh tiểu đường không là thắc mắc của nhiều bạn đọc gửi tới Tổng đài Y khoa trong thời gian vừa qua? Để giải đáp cho thắc mắc này, mời Quý bạn đọc cùng Tổng đài Y khoa tìm hiểu trong nội dung dưới đây.

an nhieu duong co bi benh tieu duong khong
Ăn nhiều đường có bị bệnh tiểu đường không là thắc mắc của rất nhiều độc giả Tổng đài Y khoa.

Vai trò của đường đối với cơ thể

Đường có trong thực phẩm hàng ngày chúng ta ăn hàng ngày dưới nhiều dạng khác nhau như đường đơn hay phức, đường được tiêu hoá và hấp thu vào máu, để sau đó đi vào trong tế bào. Đường đóng một vai trò rất quan trọng đối vợi sự sống và sức khỏe con người. Đường là một trong những nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể.

Bệnh tiểu đường là gì ?

Tiểu đường (đái tháo đường) là một bệnh rối loạn chuyển hóa chất đường trong cơ thể. Nguyên nhân gây ra bệnh là do thiếu hoormon insulin do tuyến tụy tiết ra (đái tháo đường type I) hoặc do có insulin nhưng không chuyển hóa được đường (đái tháo đường type II).
Tuyến tụy là một tuyến tiêu hóa lớn, không chỉ có chức năng tiết ra dịch tụy để tiêu hóa thức ăn trong ruột, mà còn bài xuất hoormon insulin đổ vào máu để điều chỉnh lượng đường trong máu và giúp các tế bào của cơ thể sử dụng được chất đường.
Bình thường máu của chúng ta chứa một lượng đường cần thiết khoảng 0,8-1.2g/l, dưới dạng glucose. Glucose sẽ bị đốt cháy hay dự trử trong tế bào để cung cấp năng lượng cho các cơ quan khi cần thiết. Đường được tiêu hoá và hấp thu vào máu, nhưng để vào được bên trong tế bào nó cần một chiếc chìa khoá đó là hormone insulin, đây là hormone được chế tiết bởi tuyến tuỵ. Nếu chìa khoá này bị mất hoặc bị hư, glucose sẽ không vào bên trong tế bào được và sẽ tích luỹ trong máu. Nếu lượng đường >1,8g/l nó sẽ bị thải qua nước tiểu. Mặt khác, những tế bào bị thiếu glucose sẽ phải dùng những chất đốt dự trữ khác. Chất đốt này sẽ sinh ra cặn, thể céton làm cho nước tiểu có mùi acétone rất đặc trưng. Người ta gọi đó là bệnh tiểu đường.

Ăn nhiều đường có bị bệnh tiểu đường không ?

Khi ăn nhiều đường, uống nhiều nước ngọt, ăn nhiều kẹo, bánh ngọt, đường được hấp thụ vào máu rất nhanh, đường huyết tăng đột ngột, khiến tụy phải hoạt động nhiều (tuyến tụy giải phóng insulin để điều chỉnh đường huyết). Nếu sự kiện này diễn ra liên tục, trong thời gian dài, đặc biệt là ở người cao tuổi, tụy tạng hoạt động quá tải sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh tiểu đường

Người bị tiểu đường thường có bốn triệu chứng gợi ý để nghĩ đến bệnh là: ăn nhiều – uống nhiều – tiểu nhiều và sút cân nhiều.
Nếu xét nghiệm sẽ thấy lượng đường trong máu tăng cao (triệu chứng chính) và xét nghiệm nước tiểu có thể thấy ít hoặc nhiều đường trong đó (nước tiểu bình thường không có đường); vì thế tiểu ra ở đâu có thể có ruồi bâu, kiến đậu ớ đó.
Ngoài ra, người bị tiểu đường có thể bị béo phì hay gầy sút, lở loét dễ bị nhiễm trùng dai dẳng, khó điều trị. Nặng hơn nữa có thể bị hôn mê, co giật do hạ đường huyết và toan hóa máu.

Lời kết

Tổ chức Y tế thế giới cho rằng việc tiêu thụ đường nhiều có liên quan đến hội chứng béo phì và nguy cơ xuất hiện nhiều căn bệnh không lây truyền khác. Theo thống kê, hội chứng này khiến ít nhất 2,8 triệu người trưởng thành tử vong mỗi năm, chưa kể một tỉ lệ lớn mắc các bệnh như tiểu đường, tim mạch, ung thư. Ngoài ra, hiện có hơn 40 triệu trẻ em dưới năm tuổi bị thừa cân.
Nếu bạn đang có thói quen ăn ngọt, ăn nhiều bánh kẹo, bạn nên sớm từ bỏ thói quen này. Thói quen ăn ngọt trong một khoảng thời gian dài, liên tục sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Bạn cũng nên xét nghiệm đường huyết định kỳ (xét nghiệm glucose lúc đói) để tầm soát bệnh tiểu đường, đây là một xét nghiệm đơn giản và chi phí ít.

Tại sao nhiều người ăn ớt bị đau bụng, tiêu chảy?

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao có nhiều người ăn ớt rất tốt, nhưng có người không thể ăn được ớt, hễ ăn ớt là  bị đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa? Chúng ta hãy đi tìm lời giải đáp trong nội dung dưới đây.

an ot bi dau bung tieu chay roi loan tieu hoa la benh gi
Bị đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa khi ăn ớt không phải là điều hiếm gặp.

Tại sao ớt lại cay?

Khi tiếp xúc với ớt, chúng ta thường có cảm giác cay và nóng rát tại vùng tiếp xúc, đó là do trong ớt có chứa một chất gọi là capsaichin.
Capsaicin có vai trò tham gia vào hoạt động của một kênh protein đặc biệt trên bề mặt tế bào thần kinh quy định cảm giác đau và nóng (gọi là thụ thể TRPV1). Thông thường, các protein này ở trong trạng thái nghỉ và chỉ bị đánh thức bởi nhiệt độ trên 42 độ C. Khi bị kích thích, các tế bào này sẽ phát tín hiệu về cảm giác nóng và đau. Đây là một dạng cảnh báo nhằm giúp não đưa ra phản xạ tránh xa khỏi nguồn nhiệt có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Tại sao nhiều người ăn cay bị đau bụng, tiêu chảy?

Trên cơ thể người, loại protein đặc biệt quy định cảm giác đau và nóng có mặt ở khắp mọi nơi trong toàn bộ hệ thống thần kinh, bao gồm cả tế bào thần kinh trong da cũng như trong hệ thống tiêu hóa. Điều đó có nghĩa là ớt sẽ có tác động đến cơ thể người ở cả bên trong lẫn bên ngoài. Điều này lý giải vì sao khi ăn ớt, cơ thể người thường kích hoạt các cơ chế làm mát như đổ mồ hôi hoặc thậm chí là đi tiểu, bài tiết để hạ nhiệt cho cơ thể.
Bên cạnh đó, capsaichin có trong ớt có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày và đường ruột, khiến cho thức ăn cũng di chuyển một cách nhanh chóng trong đường ruột, dẫn đến phân lỏng. Capsaichin sẽ theo phân đi ra ngoài và cũng có thể kích ứng hậu môn mỗi khi đi đại tiện, điều đó giải thích tại sao bạn đôi khi sẽ cảm thấy nóng rát khi đi vệ sinh mỗi khi ăn đồ ăn cay nóng.
Đau bụng, tiêu chảy khi ăn ớt cũng là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp một số vấn đề sức khỏe như hội chứng ruột kích thích. Đây là tình trạng thường gặp khi các dây thần kinh và các cơ ruột bị nhạy cảm hơn so với bình thường, nghĩa là một số thực phẩm bao gồm các thực phẩm cay nóng có thể gây tiêu chảy, đau bụng và đầy hơi. Hội chứng ruột kích thích không đe dọa đến tính mạng, và bác sĩ có thể cho bạn cách để kiểm soát được bệnh này.

Tại sao một số loài chim ăn ớt rất giỏi?

Cấu trúc của kênh protein quy định cảm giác đau và nóng trong cơ thể chim và động vật có vú khác nhau. Ở chim, capsaicin hoàn toàn không có khả năng xâm nhập và kích hoạt protein này hoạt động. Đó là lý do tại sao một số loài chim ăn ớt rất giỏi (két, sáo, yểng…).

Lời khuyên

Nếu bạn không thể bỏ qua bữa ăn cay, ban đầu bạn nên ăn ớt với số lượng ớt ít và tăng dần theo thời gian để cơ thể thích nghi. Bên cạnh đó, bạn nên ăn kèm thực phẩm có chất bơ như kem, yogurt hoặc sữa lạnh có thể giúp trung hòa tác dụng của chất tạo cay giúp làm giảm tình trạng dạ dày khó chịu và tình trạng bị đau bụng, tiêu chảy.
Nguồn: Y Dược 365

Thịt gà kỵ ăn với gì ?

Thịt gà là thực phẩm quen thuộc trong chế độ ăn của mọi gia đình. Tuy nhiên, theo quan điểm của Đông y, thịt gà kỵ ăn với cá chép, thịt chó, tỏi, rau cải, rau kinh giới, hành sống…  Nếu ăn chung thịt gà với những thực phẩm này sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe.

thit ga ky an voi gi
Thịt gà tuy bổ dưỡng nhưng nếu ăn chung với một số thực phẩm sẽ gây nguy hại cho sức khỏe.
Theo Đông y, thịt gà có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn trung ích khí, bổ tinh tủy. Thịt gà rất bổ dưỡng, thường dùng cho các trường hợp gầy yếu sút cân, suy kiệt, đầy bụng không tiêu, ăn kém, tiêu chảy, lỵ, phù nề, tiểu rắt, bệnh đái tháo đường… Tuy nhiên, khi kết hợp thịt gà với những thực phẩm dưới đây thì sẽ gây ra những vấn đề về sức khỏe.

Cá chép

Thịt gà kỵ ăn với cá chép vì thịt gà tính cam ôn, cá chép tính cam hàn, nếu ăn sinh ra nhiều mụn nhọt. Nếu mắc phải mụn do ăn thịt gà, nấu nước đậu đen uống sẽ khỏi.

Thịt chó

Kỵ ăn thịt gà với thịt chó vì thịt gà tính cam ôn, thịt chó cũng cam ôn đại nhiệt. Ăn phải hai thứ bị nhiệt sinh ra đi kiết lỵ. Khi ấy uống nước cam thảo sẽ khỏi kiết lỵ.

Tỏi, rau cải và hành sống

Ăn thịt gà không nên ăn chung với tỏi, rau cải và hành sống vì thịt gà tính cam ôn, trong khi hành tỏi đại nhiệt, rau cải cam hàn. Các thứ này ăn cùng nhau sinh ra kiết lỵ. Nếu bị kiết lỵ, nấu nước lá dâu uống sẽ khỏi.

Rau kinh giới

Thịt gà kỵ với rau kinh giới vì thịt gà tính cam ôn thuộc phong còn kinh giới tân tán, cay nóng. Ăn phải sinh ra chứng phong ngứa.

Muối vừng (muối mè)

Thịt gà kỵ ăn với muối vừng (muối mè) bởi thịt gà thuộc về phong (mộc). Nếu ăn lẫn muối vừng, rau thơm sẽ động đến can phong mà sinh ra chứng chóng mặt, run rẩy cả người. Trị chóng mặt, nấu nước cam thảo uống sẽ khỏi.
Nguồn: Tổng đài Y khoa (ST)
 

About Tổng đài Y khoa

FACEBOOK

Số người quan tâm