Tin mới
Đang cập nhật...

Google đặt ảnh đại diện vinh danh Giáo sư Tôn Thất Tùng

Ngày 10/5/2022, Google thay đổi ảnh đại diện logo trên trang chủ là hình ảnh Giáo sư Tôn Thất Tùng nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của ông.

google vinh danh giao su ton that tung
Hình chụp màn hình trang chủ Google.com.vn ngày 10/5/2022

Hình ảnh logo do nghệ sĩ Châu Lương thực hiện nhằm tôn vinh giáo sư Tùng cùng những thành tựu y khoa mà ông đạt được. Ông là người Việt Nam thứ 4 được Google vinh danh, trước đó có họa sĩ Bùi Xuân Phái, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và nữ nhà văn Xuân Quỳnh.

Google là một công cụ được sử dụng để tìm kiếm nhiều thông tin như trang web, hình ảnh, bản đồ,… Trong những sự kiện, ngày lễ hoặc dịp đặc biệt, Google thay đổi logo là những biểu tượng, hình ảnh tạm thời để vinh danh thành tựu và con người.

giao su bac si Ton That tung
Giáo sư, bác sĩ Tôn Thất Tùng. Ảnh tư liệu đen trắng được Tongdaiykhoa.com xử lý màu.

Giáo sư Tôn Thất Tùng sinh ngày 10/5/1912 tại Thanh Hóa và lớn lên ở Huế và mất ngày 7/5/1982 tại Hà Nội.

Ông là bác sĩ, nhà khoa học và nhà phẫu thuật nổi tiếng của Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực gan và giải phẫu. Ông là người đầu tiên nghiên cứu thành công phương pháp “cắt gan có kế hoạch”, còn được gọi là “phương pháp cắt gan khô”, “phương pháp Tôn Thất Tùng”.

Giáo sư Tùng là một người say mê nghiên cứu khoa học y học. Ngoài công trình về cách phân chia mạch máu trong gan gửi về Viện hàn lâm Pháp, được tặng Huy chương Bạc của Trường Đại học Tổng hợp Paris, ông còn để lại 123 công trình khoa học. Ông là một trong những nhà khoa học đầu tiên xây dựng phương pháp mổ gan mang tên ông.

Sau này, ông có nhiều cống hiến cho ngành y học Việt Nam trên cương vị Chủ nhiệm Bộ môn Ngoại khoa (Đại học Y Hà Nội), Giám đốc Bệnh viện Việt – Đức, Thứ trưởng Y tế nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông là người thầy đào tạo nhiều thế hệ bác sĩ tài năng cho ngành y học nước nhà.

Giáo sư Tôn Thất Tùng được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, viện sĩ Viện hàn lâm Y học Liên Xô, viện sĩ Viện hàn lâm Phẫu thuật Paris, hội viên Hội các nhà phẫu thuật Lyon (Pháp),…

Trả lời VnExpress, bà Vi Thị Nguyệt Hồ, 94 tuổi – vợ Giáo sư Tùng bày tỏ niềm vui khi mọi người, đặc biệt là bệnh nhân vẫn còn ưu ái và nhớ đến giáo sư dù đã 40 năm trôi qua kể từ ngày ông mất.

Bà Hồ kể, mỗi năm cứ đến ngày sinh nhật chồng, căn phòng nhỏ của gia đình lại tấp nập người quen là những học trò cũ, người bạn cũ và bệnh nhân đến chúc mừng. Hôm qua, con gái bà nấu một nồi phở to để mời mọi người ăn và cùng ôn lại kỷ niệm.

Trước đây, bà thường xuyên ra nghĩa trang, một tháng hai lần, ngồi một mình rất lâu trước bia mộ của chồng và con trai là Phó giáo sư Tôn Thất Bách. Thói quen đó bắt đầu từ năm 1982 khi ông Tùng mất và không hề thay đổi qua mấy chục năm. Gần đây, sức khỏe yếu hơn, bà đều đặn thắp hương cho chồng cùng con trai vào buổi sáng và tối. Với bà, góc bàn thờ trở thành nơi lưu giữ di ảnh quý, để bà thành kính tưởng niệm những người thân yêu đã mất.

Ngoài ra, bà vẫn giữ nguyên mọi đồ đạc, kỷ vật, sách vở của chồng trong phòng khách, như sự hiện diện hàng ngày của ông trong đời sống của bà.

Thùy An

Nguồn: VnExpress

Những xét nghiệm máu không cần nhịn ăn

 

Những xét nghiệm máu không cần nhịn ăn thường gặp có thể kể đến là: Xét nghiệm công thức máu, nhóm máu, HbA1C, NIPT trong tầm soát dị tật bẩm sinh thai nhi, xét nghiệm acid uric trong bệnh gút, xét nghiệm thử thai Beta hCG,…

nhung xet nghiem khong can nhin an
Với một số xét nghiệm, nếu xét nghiệm ngay sau khi ăn hoặc thời gian lấy máu quá gần thời điểm ăn thì kết quả xét nghiệm sẽ bị sai lệch.

1. Những xét nghiệm máu không cần nhịn ăn

Bên cạnh những xét nghiệm yêu cầu người xét nghiệm phải nhịn ăn 4-8 giờ trước khi lấy máu xét nghiệm để có kết quả chính xác như: Xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm chức năng gan, xét nghiệm đánh giá chức năng thận, xét nghiệm mỡ máu, xét nghiệm sắt trong máu, xét nghiệm hàm lượng vitamin B12,… thì có những xét nghiệm không cần nhịn ăn. Việc ăn uống không ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm.

Những xét nghiệm máu không cần nhịn ăn phổ biến là:

  • Xét nghiệm công thức máu
  • Xét nghiệm nhóm máu
  • Xét nghiệm HbA1C
  • Xét nghiệm NIPT trong tầm soát dị tật bẩm sinh thai nhi
  • Xát nghiệm acid uric trong chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh gút
  • Xét nghiệm thử thai Beta hCG
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp
  • Xét nghiệm virus viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C, viêm gan D
  • Xét nghiệm PCR Covid
  • Xét nghiệm chỉ dấu ung thư:
  • Xét nghiệm bệnh xã hội: HIV, Giang mai, virus herpes
  • Xét nghiệm tìm ký sinh trùng: sán chó, sán mèo, sán lá gan,…
  • V.v…

2. Tại sao bác sĩ thường dặn bạn phải nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu?

Khi đi khám bệnh, có thể bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm thêm một số xét nghiệm khác như: Xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm chức năng gan, xét nghiệm đánh giá chức năng thận, xét nghiệm mỡ máu,… tùy theo tình hình khám bệnh thực tế. Đây là những xét nghiệm rất hay gặp.

Với những xét nghiệm như kể trên, nếu xét nghiệm ngay sau khi ăn hoặc thời gian lấy máu quá gần thời điểm ăn, chất dinh dưỡng có trong thức ăn sẽ chuyển hóa thành đường glucose, mỡ,… khiến lượng đường, mỡ trong máu tăng cao hoặc có thể gây tăng men gan, làm giảm chức năng thận, ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả xét nghiệm

3. Một số lưu ý trước khi xét nghiệm máu

Đối với những xét nghiệm máu không đòi hỏi phải nhịn ăn thì bạn vẫn nên lưu ý tránh các loại thực phẩm sau đây:

  • Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
  • Cà phê có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa nên cũng cần hạn chế.
  • Kẹo cao su (kể cả loại không đường) cũng có khả năng làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm bởi nó làm tăng tốc độ tiêu hóa.

Tổng đài Y khoa

 

About Tổng đài Y khoa

FACEBOOK

Số người quan tâm