Tin mới
Đang cập nhật...

Cơ thể con người chịu lạnh được đến mức độ nào?

Có thể thấy rằng rất nhiều vùng đất băng tuyết với nhiệt độ trung bình khoảng -60 độ C nhưng con người vẫn có thể tồn tại. Tuy nhiên, có những trường hợp nhiệt độ dưới 0 độ C con người lại không thể sống được. Vậy đâu là giới hạn chịu lạnh của cơ thể con người?

Cơ thể con người chịu lạnh được đến mức độ nào
Chưa có nghiên cứu rõ ràng rằng con người có thể chịu được ở nhiệt độ bao nhiêu
Trên thực tế, cơ thể của chúng được tạo hóa chuẩn bị sẵn các phương án để đối phó với sự khắc nghiệt của môi trường. Và đối với cái lạnh, cơ thể đã được “tích hợp” các cơ chế để bảo vệ tính mạng chúng ta.
Khi nhận biết môi trường đang trở nên lạnh giá, cơ thể con người có một số cơ chế tự bảo vệ để củng cố thân nhiệt khi nó bị cóng như:
  • Các cơ của chúng ta sẽ run rẩy còn răng thì đánh lập cập.
  • Vùng não điều khiển thân nhiệt của cơ thể kích thích các phản ứng này để giữ ấm cho các cơ quan quan trọng của cơ thể ít nhất cho đến khi chúng ta tìm được chỗ trú hay hơi ấm nào đó.
  • Nhiệm vụ của vùng não là giữ cho các cơ quan chủ chốt của chúng ta ấm bằng mọi giá và nếu cần cũng phải hy sinh những bộ phận ngoại vi. Đó là lý do tại sao chúng ta cảm thấy tê ở đầu ngón tay và ngón chân – vì cơ thể đang dồn máu ấm về trung tâm và hạn chế bơm máu đến những vùng ngoại vi như ngón chân hay ngón tay.
Ngay khi những cơn gió lạnh táp vào mặt, cơ thể chúng ta sẽ tự phản ứng bằng cách chuyển máu tránh xa da cũng như các bộ phận nhô ra bên ngoài như ngón tay, ngón chân và chuyển lượng máu đó vào khu vực trung tâm của các cơ quan này. Quá trình này được gọi là sự co mạch và nó giúp giới hạn lượng nhiệt thất thoát ra ngoài môi trường.
Thực tế, cảm giác lạnh mà bạn cảm nhận không hẳn là những gì mà nhiệt độ đang diễn ra trong môi trường. Khi gặp phải những đợt gió rét bất chợt, thùy não sẽ cảnh báo để cơ thể bắt đầu thực hiện các cơ chế bảo vệ, bởi vậy bạn sẽ cảm thấy rất lạnh và cơ thể không ngừng rung lên. Nhưng chỉ một thời gian ngắn mọi thứ sẽ hoàn toàn bình thường, và khi cơ thể đủ ấm ngược lại bạn còn cảm thấy nóng. Đó là lý do vì sao những người sống ở miền lạnh giá ở ngưỡng nhiệt độ dưới 0 đều cảm thấy thoải mái là vì cơ thể họ đã có sự thích nghi phù hợp.
Chưa có nghiên cứu nào ghi rõ rằng ở con người chịu được nhiệt độ ở mức bao nhiêu. Nhưng có thể thấy rằng rất nhiều vùng đất băng tuyết như vùng Siberi của Nga hay Nam Cực với nhiệt độ trung bình khoảng -60 độ C nhưng con người vẫn có thể tồn tại nếu có những biện pháp bảo vệ cho cơ thể tốt. Ngược lại nếu như bạn không mặc gì giữa thời tiết giá lạnh chỉ khoảng 0 độ C, thân nhiệt sẽ từ từ đi xuống và dẫn đến tử vong.
Theo giáo sư John Castellani, trưởng khoa thân nhiệt và môi trường vùng núi tại Viện nghiên cứu môi trường quân y Hoa Kỳ cho biết nhiệt độ trung tâm bình thường của cơ thể người là 37 độ C. Hiện tượng hạ thân nhiệt nhẹ sẽ xuất hiện lúc thân nhiệt xuống còn 35 độ C. Và nếu tiếp tục xuống nữa, tình hình sẽ tiến triển theo hướng xấu.
Khi thân nhiệt rơi xuống mức 32,2 độ C, cơ chế bù trừ nhiệt độ bắt đầu suy giảm, trạng thái tâm thần có thể biến đổi và thậm chí, bạn có thể bị mất trí nhớ.
Thân nhiệt tại 27,7 độ C, bạn bắt đầu mất ý thức và khi chỉ còn dưới 21 độ C, trạng thái hạ thân nhiệt nặng diễn ra và con người sẽ chết.
Cơ thể ẩm ướt sẽ mất nhiệt nhanh gấp 25 lần so với trong không khí, hoặc nếu ngủ trong lúc cơ thể đang tụt giảm nhiệt độ, con người sẽ thiệt mạng nhanh hơn.
Ngoài ra, trong điều kiện cực lạnh và nhất là khi cơ thể chúng ta không có gì che chắn trước thiên nhiên thì dù không chết nhưng con người sẽ dễ gặp phải những tổn thương đáng kể. Khi các bộ phận cơ thể phải chịu lạnh lâu dài, máu lưu thông sẽ giảm và việc thiếu máu ấm sẽ dẫn đến các cơ bị đóng băng và đứt vỡ.
Nguồn: theo ngaynay.vn

Các xét nghiệm bệnh viêm gan C

Nếu bệnh viêm gan C mạn tính không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ bị xơ gan, suy gan và ung thư gan. Thử máu là phương pháp duy nhất để chẩn đoán bệnh viêm gan C.

1. Xét nghiệm viêm gan C là gì?

virus viêm gan c virut viêm gan c HCV
Cấu tạo virus viên gan C
Vật liệu di truyền của virus viêm gan C (HCV) là RNA, xuất hiện từ 2 tuần sau khi phơi nhiễm, sớm hơn rất nhiều so với kháng thể kháng HCV (từ 5-10 tuần). Xét nghiệm viêm gan C phát hiện RNA và định lượng virus HCV bằng phương pháp PCR được xem là phương pháp có độ nhạy cao nhất, có thể phát hiện virus HCV ngay cả khi nồng độ virus trong máu còn rất thấp.
Đây còn là phương pháp cận lâm sàng quan trọng để đánh giá và kiểm soát nhiễm HCV mạn tính và được sử dụng để tiên lượng và theo dõi hiệu quả của liệu pháp điều trị.
Trong kỹ thuật này, mẫu huyết tương hoặc huyết thanh của bệnh nhân được sử dụng để tách chiết RNA. Sau đó, RNA được phiên mã ngược thành cADN và khuếch đại bằng phản ứng chuỗi trùng hợp PCR. Trong mỗi chu kỳ khuếch đại, bộ đọc tín hiệu trong máy PCR ghi nhận tín hiệu huỳnh quang từ mẫu dò đặc hiệu với vật liệu di truyền của virus. Tín hiệu huỳnh quang này được sử dụng để tính toán nồng độ virus HCV trong mẫu.

2. Xét nghiệm và chẩn đoán viêm gan C

– Xét nghiệm tìm kháng thể chống HCV (Anti-HCV antibodies)

Xét nghiệm Anti-HCV antibodies là xét nghiệm đầu tiên nhằm xác định sự tồn tại của kháng thể kháng virus trong cơ thể. Kháng thể chống lại virus viêm gan C là những protein mà cơ thể tạo ra khi tìm thấy virus trong máu và thường xuất hiện khoảng 12 tuần sau khi bị nhiễm virus.
Kết quả xét nghiệm thường được trả về sau vài ngày đến một tuần. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính có nghĩa là cơ thể có nguy cơ cao bị nhiễm virus và cần làm thêm các xét nghiệm khác để chắc chắn. Hoặc nếu kết quả trả về âm tính nhưng nghi ngờ bản thân có nguy cơ bị lây nhiễm cao trong vòng 6 tháng trở lại thì nên làm xét nghiệm này lần 2 để chắc chắn hơn.

– Các xét nghiệm tiếp theo sau khi xác định xét nghiệm tìm kháng thể chống HCV dương tính

Nếu xét nghiệm tìm kháng thể chống HCV dương tính, một số xét nghiệm Viêm gan C khác sẽ được yêu cầu, bao gồm:
  • HCV-RNA: Xét nghiệm dùng để đo số lượng RNA virus (vật liệu di truyền của virus viêm gan) trong máu hay còn gọi là xác định tải lượng virus. Chúng thường xuất hiện 1-2 tuần sau khi bị nhiễm bệnh. Nếu kết quả dương tính thì chứng tỏ đã bị viêm gan C.
  • Xét nghiệm chức năng gan: Xét nghiệm dùng để đo mức protein và enzyme trong gan. Chúng thường tăng từ thời điểm 7 – 8 tuần sau khi bị nhiễm bệnh. Khi gan bị tổn thương, các enzyme bị tích tụ trong máu. Bên cạnh đó, nhiều người có nồng độ enzyme bình thường nhưng vẫn bị viêm gan C.

3. Các xét nghiệm sau khi đã được chẩn đoán nhiễm viêm gan C

Sau khi đã làm các xét nghiệm chẩn đoán bệnh, bước tiếp theo là thực hiện các xét nghiệm để xác định tình trạng bệnh, bao gồm:

– Xét nghiệm xác định kiểu gen (Genotype tests)

Xét nghiệm xác định kiểu gen được chỉ định với mục đích xác định kiểu gen của virus gây bệnh trong 6 loại (kiểu gen) virus viêm gan C hiện có.

– Xét nghiệm kiểm tra mức độ tổn thương gan

Chụp cắt lớp: Các bác sĩ sử dụng máy siêu âm đặc biệt quét qua cơ thể. Dựa vào hình ảnh chụp có thể giúp xác định mức độ thô của gan.
Sinh thiết gan: Bác sĩ thực hiện thủ thuật đưa kim vào gan, lấy một mảnh nhỏ để kiểm tra trong phòng thí nghiệm.
Kiểm tra hình ảnh: Là sử dụng các phương pháp khác nhau để chụp ảnh hoặc hiển thị hình ảnh bên trong, bao gồm:
  • Chụp CT
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Độ co giãn cộng hưởng từ (MRE)
  • Siêu âm
  • Xét nghiệm chức năng gan (LFT) hoặc xét nghiệm men gan: Những xét nghiệm máu này giúp bác sĩ xác định khả năng làm việc của gan có còn tốt hay không.

4. Lời kết

Nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm virus viêm gan C, bạn nên nhanh chóng đi xét nghiệm máu để xác định bệnh. Sau khi xác nhận mắc bệnh, bạn nên cho những người có thể tiếp xúc đến máu và các dịch thể của mình biết như: bạn tình, người thân trong nhà, bác sĩ, nha sĩ và nhân viên y tế nói chung để ngăn ngừa lây truyền virus viêm gan C cho những người xung quanh.
Người nhiễm HCV có diễn tiến bệnh nghiêm trọng hơn so với virus viêm gan B, với tỷ lệ cao gây viêm gan cấp, viêm gan mạn, tiến triển thành xơ gan, ung thư tế bào gan. Tuy nhiên nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng hướng, viêm gan C có thể được chữa khỏi với xác suất thành công khá cao.
Tổng đài Y khoa (TH)

Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn

Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn thuộc Công ty Cổ phần Y Tế Phúc Thịnh, có địa chỉ tại số 88 đường số 8, Khu dân cư Trung Sơn, Bình Hưng, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn có diện tích gần 12.000m2 với 11 tầng nổi, 2 tầng hầm và quy mô 108 giường bệnh, 15 chuyên khoa.

Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn bệnh viện nam sài gòn hospital bệnh viện quốc tế
Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn

1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Y Tế Phúc Thịnh

  • Tên giao dịch: CÔNG TY Y TẾ PHÚC THỊNH
  • Đại diện pháp luật: DƯƠNG CÔNG THUYÊN
  • Điện thoại: 0862649255 – Fax: 08 62649256
  • Ngày cấp giấy phép: 14/12/2012
  • Ngày hoạt động: 18/12/2012
  • Giấp phép kinh doanh: 0312088602
  • Mã số thuế: 0312088602
  • Địa chỉ: B40 Khu quy hoạch K34, Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP Hồ Chí Minh

2. Giới thiệu tổng quan về Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn

  • Tên cơ sở: Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn
  • Giấy phép hoạt động: 230/BYT-GPHĐ
  • Địa chỉ: Số 88, Đường số 8, Khu dân cư Trung Sơn, Xã Bình Hưng, Huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: +84 (028) 54292826
  • Hotline: ‎18006767
  • Email: info@nih.com.vn
  • Website: http://benhviennamsaigon.com.vn

3. Các dịch vụ nội bật

  • Khám sức khỏe tổng quát
  • Tầm soát ung thư
  • Tầm soát đột quỵ

4. Các chuyên khoa

  • Trung tâm Ngoại Thần Kinh
  • Trung tâm Chấn Thương Chỉnh Hình – Cột Sống
  • Trung tâm Tiêu Hóa
  • Trung tâm Tiết Niệu
  • Trung tâm Răng Hàm Mặt
  • Trung tâm Mắt
  • Trung tâm Tạo Hình Thẩm Mỹ
  • Trung tâm Nhi
  • Trung tâm Ung Bướu
  • Trung tâm Nội Thần Kinh
  • Trung tâm Chẩn Đoán Hình Ảnh
  • Trung tâm Thăm Dò Chức Năng
  • Trung tâm Xét Nghiệm
  • Khoa Dược

5. Hình ảnh Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn

6. Chỉ dẫn đường tới Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn

 

About Tổng đài Y khoa

FACEBOOK

Số người quan tâm