Tin mới
Đang cập nhật...

Giữa đại dịch COVID-19, người bệnh viêm gan mạn cần lưu ý gì?

 

Giữa đại dịch COVID-19, các chuyên gia y tế khuyến cáo những người mắc bệnh lý nền nếu nhiễm bệnh, có thể diễn tiến nặng hơn so với những người bình thường khác. Vậy, với người bị viêm gan B có những điều gì cần phải lưu ý trong đại dịch COVID-19?

viem gan b man tinh covid-19  Giữa đại dịch COVID-19, người bệnh viêm gan mạn cần lưu ý gì? viem gan b man tinh covid 19

Hình ảnh minh họa.

Như chúng ta đã biết, gan đóng vai trò quan trọng, thường được ví như “nhà máy hóa học” của cơ thể. Ngoài việc chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng cần thiết, gan còn có chức năng đào thải độc tố. Khi gan bị tổn hại, cơ thể đứng trước nguy cơ bị các tác nhân gây hại tấn công.

Theo ThS.BS Nguyễn Quốc Thái, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, BV Bạch Mai, trong bối cảnh dịch COVID-19  người mắc bệnh lý nền quyết định nhiều đến phản ứng cơ thể dẫn đến tình trạng bệnh nặng hay nhẹ. Bệnh nền quyết định rất nhiều đến phản ứng của cơ thể, dẫn đến tình trạng bệnh nặng hay nhẹ. COVID-19 cũng làm thay đổi diễn biến tình trạng viêm gan của từng bệnh nhân và việc quản lý bệnh nhân viêm gan nói chung.

Trong các nghiên cứu trên thế giới, những báo cáo về tác động của COVID -19 với bệnh viêm gan lại khá ít ỏi. Tỷ lệ bệnh nền viêm gan trên các bệnh nhân COVID -19 mà chúng ta gặp chỉ vài %.

ThS.Thái cho biết, chúng ta thấy các báo cáo có những bệnh nhân nặng dễ tử vong thì men gan tăng càng cao. Ở Trung Quốc báo cáo tháng 12, tháng 1 các bệnh nhân tử vong là do suy gan. Tại thời điểm đó, các chuyên gia nhận xét là virus tấn công trực tiếp vào gan. Tuy nhiên, sau một thời gian xem xét, họ nhận thấy có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng tăng men ganTăng men gan không phải tổn thương do virus mà là các khâu trung gian khác. Trong số đó, có cơn bão Cykotin làm tăng men gan và tăng phản ứng viêm quá mức. Yếu tố quan trọng là thuốc điều trị bệnh tác động đến cơ thể cũng là một nguyên nhân dẫn đến tăng men gan.

Các báo cáo càng gần đây trên thế giới liên quan đến COVID -19, người ta đưa ra kết luận, so với các bệnh khác thì tăng men gan hay viêm gan trong trường hợp này là bệnh nền có liên quan; nhưng tỷ trọng so với bệnh nền tim mạchđái tháo đường, bệnh COPD chiếm tỷ trọng rất ít. Do đó, người bệnh viêm gan mặc dù được xác định là mắc bệnh lý nền nhưng cũng đừng quá lo lắng mà phản ứng tiêu cực khi điều trị bệnh.

THY ANH

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Nên đeo khẩu trang khi vào nhà vệ sinh công cộng để phòng COVID-19

 

Đối mặt với nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2, việc đeo khẩu trang đã được bắt buộc ở những không gian kín cũng như bên ngoài. Theo đó, nên đeo khẩu trang khi ra đường, nhà hàng, khách sạn, trung tâm mua sắm hay nơi làm việc, và trong nhà vệ sinh công cộng.

deo khau trang trong nha ve sinh cong cong de phong covid-19  Nên đeo khẩu trang khi vào nhà vệ sinh công cộng để phòng COVID-19 deo khau trang trong nha ve sinh cong cong de phong covid 19

Hình ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Các nhà nghiên cứu giải thích rằng việc xả nước trong nhà vệ sinh công cộng có thể giải phóng các hạt lơ lửng trong không khí, được gọi là “xon khí”. Những “bình xịt” này có thể mang mầm bệnh, chẳng hạn như SARS-CoV-2. Những người không đeo khẩu trang trong nhà vệ sinh có thể hít phải những hạt này, và do đó bị nhiễm virus.

Các nhà nghiên cứu cho biết virus này có thể được phát hiện trong phân. Đây là lý do tại sao dấu vết của SARS-CoV-2 đã được tìm thấy trong nước thải. Để hoàn thành nghiên cứu của mình, các nhà khoa học đã thực hiện một thí nghiệm sử dụng động lực học chất lỏng để tìm hiểu cách các hạt khuếch tán trong nhà vệ sinh công cộng khi bồn cầu được xả nước.

Theo nghiên cứu, 57% các hạt sẽ phát tán từ bồn tiểu. Bồn tiểu được sử dụng thường xuyên hơn. Các hạt di chuyển nhanh và xa hơn. Đáng báo động hơn nữa: Các hạt được phóng ra bởi nước xả có thể chạm đến đùi của một người đàn ông trong 5,5 giây và lan rộng hơn trong 35 giây.

Các nhà nghiên cứu kết luận: “Khẩu trang nên được bắt buộc đeo trong các nhà vệ sinh công cộng và việc cải tiến chống phát tán khí là cần thiết, đặc biệt là trong khuôn khổ khủng hoảng y tế hiện nay”.

Hương Thảo

(Femme Actuelle tháng 08/2020)

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Bộ Y tế cho phép 79 đơn vị thực hiện xét nghiệm khẳng định COVID-19



Bộ Y tế cho biết hiện đã có 79 đơn vị được phép thực hiện xét nghiệm khẳng định COVID-19.

Các đơn vị bao gồm:

Miền Nam

  1. Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh
  2. Trung tâm kiểm soát bệnh tật Cần Thơ
  3. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Kiên Giang
  4. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai
  5. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Tây Ninh
  6. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lâm Đồng
  7. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
  8. Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh
  9. Trung tâm y tế dự phòng Hậu Giang
  10. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bạc Liêu
  11. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau
  12. Trung tâm Y tế Phú Quốc
  13. Bệnh viện Chợ Rẫy
  14. Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM
  15. Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh thuộc Trường Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh
  16. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh
  17. Bệnh viện Nhi Đồng 1
  18. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai
  19. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai
  20. Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch
  21. Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh
  22. Bệnh viện FV– TP. Hồ Chí Minh
  23. Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang
  24. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An
  25. Bệnh viện đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu
  26. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
  27. Bệnh viện Gia An 115
  28. Trung tâm Kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học
  29. Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn
  30. Bệnh viện Quân y 175
  31. Chi cục Thú y vùng VI
  32. Chi cục Thú y vùng VII
  33. Trung tâm Y tế dự phòng Quân đội phía Nam
  34. Bệnh viện Quân y 7A

Miền Bắc

  1. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
  2. Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
  3. Trường Đại học Y tế công cộng
  4. Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội
  5. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh
  6. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang
  7. Trung tâm y tế dự phòng Hải Phòng
  8. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa
  9. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
  10. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái
  11. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai
  12. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương
  13. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Điện Biên
  14. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An
  15. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình
  16. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hòa Bình
  17. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh
  18. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nam Định
  19. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hưng Yên
  20. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
  21. Bệnh viện Nhi Trung ương
  22. Bệnh viện Bạch Mai
  23. Bệnh viện Phổi Trung ương
  24. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên
  25. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
  26. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình
  27. Bệnh viện Medlatec
  28. Bệnh viện Đa khoa Đức Giang
  29. Bệnh viện 103
  30. Bệnh viện 108
  31. Bệnh viện Quân y 110
  32. Viện Y học dự phòng Quân đội
  33. Trung tâm chẩn đoán Thú y trung ương
  34. Chi cục Thú y vùng II
  35. Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga
  36. Chi Cục Thú Y vùng III

Miền Trung

  1. Viện Pasteur Nha Trang.
  2. Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng
  3. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam
  4. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế
  5. Bệnh viện C Đà Nẵng
  6. Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng
  7. Bệnh viện 199 – Bộ Công an

Tây Nguyên

  1. Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên
  2. Trung tâm kiểm soát bệnh tật Gia Lai

D.Hải

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Bộ Y tế khuyến cáo “5K” chung sống an toàn với dịch bệnh COVID-19

 

Đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu, đến cuối tháng 8/2020 đã lây lan tại 215 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 25 triệu người mắc và gần 850 nghìn người tử vong.

Tính đến 6h00 ngày 31/8/2020, Việt Nam ghi nhận 1.040 bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó 690 bệnh nhân do lây nhiễm trong nước, 350 bệnh nhân từ nước ngoài về. Trong thời gian tới, nguy cơ dịch COVID-19 vẫn thường trực và tiếp tục có các ca mắc bệnh mới trong cộng đồng.

Việt Nam sẽ phải tiếp tục chống dịch COVID-19 trong thời gian dài và dần hình thành nếp sống, ứng xử phù hợp trong điều kiện có dịch bệnh; tiếp tục áp dụng các biện pháp cơ bản phòng chống dịch trong trạng thái “bình thường mới” như: đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, tại các nơi công cộng và trên các phương tiện giao thông công cộng; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; hạn chế tụ tập đông người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc.

Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19 trong trạng thái “bình thường mới”, Bộ Y tế mong muốn và kêu gọi mỗi người dân Việt Nam cùng nhau thực hiện Chung sống an toàn với đại dịch COVID-19Bộ Y tế gửi đến Bạn “Thông điệp 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế” với các nội dung chính sau đây:

  1. KHẨU TRANG: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.
  2. KHỬ KHUẨNRửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.
  3. KHOẢNG CÁCH: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.
  4. KHÔNG TỤ TẬP đông người.
  5. KHAI BÁO Y TẾ thực hiện khai báo y tế trên App NCOVI; cài đặt ứng dụng BlueZone tại địa chỉ https://www.bluezone.gov.vnđể được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19.

Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở hãy gọi điện cho đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095 hoặc đường dây nóng của y tế địa phương để được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn đi khám bệnh đảm bảo an toàn.

chung song an toan voi dai dich covid-19 5k bo y te  Bộ Y tế khuyến cáo “5K” chung sống an toàn với dịch bệnh COVID-19 chung song an toan voi dai dich covid 19 5k bo y te

Dương Hải

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/bo-y-te-n179605.html

Vì sao không nên tập thể dục vào buổi tối?

 

Do điều kiện công việc, thời gian mà nhiều người có thói quen tập thể dục vào buổi tối. Tuy nhiên, đây lại là thời điểm không tối ưu cho việc tập thể dục.

tap the duc buoi toi co tot khong  Vì sao không nên tập thể dục vào buổi tối? tap the duc buoi toi co tot khong

Việc lựa chọn thời điểm phù hợp trong ngày để tập luyện giúp chúng ta tối ưu kết quả

Duy trì thói quen tập luyện mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là hiệu quả giảm mỡ, tăng cơ cũng như thay đổi vóc dáng. Tuy nhiên, việc lựa chọn thời điểm phù hợp trong ngày để tập luyện giúp chúng ta tối ưu kết quả. Chúng ta cần cân nhắc kỹ khi quyết định tập luyện vào buổi tối, trừ trường hợp quá bận rộn.

Cortisol (hormone điều hòa stress) sẽ đạt đỉnh điểm vào buổi sáng và khiến cơ thể tỉnh giấc. Ngược lại, hormone này ở ngưỡng thấp nhất vào buổi tối khi chúng ta có xu hướng nghỉ ngơi, mong muốn được thư giãn. Đây là cơ chế tự nhiên của cơ thể.

Các cơ quan sẽ ưu tiên sự phục hồi sau một ngày làm việc, dẫn đến cảm giác thèm ngủ, ăn ngon miệng. Quan trọng hơn, đây là thời điểm HGH (hormone tăng trưởng) tiết ra nhiều hơn, yếu tố trực tiếp giúp cơ bắp phát triển. Việc tập luyện vào buổi tối vô tình đẩy lượng cortisol lên ngưỡng cao, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Kèm theo đó, khả năng phục hồi của cơ bắp không được đảm bảo.

Ngoài ra, vận động cuối ngày còn làm tăng nguy cơ dị hóa cơ bắp (cơ thể sử dụng năng lượng từ cơ bắp thay vì mỡ). Nguyên nhân là lúc này, cơ thể có xu hướng phân hủy đạm (protein) cao hơn. Myostatin – protein có nhiệm vụ kiểm soát sự phát triển cơ bắp – cũng tăng cao vào buổi tối. Điều này gây khó khăn cho việc xây dựng cơ bắp.

Tuy nhiên, trong trường hợp quá bận rộn và phải tập luyện vào buổi tối, bạn cũng không nên lo lắng. Trên thực tế, nhiều người vẫn phát triển cơ bắp rất tốt dù họ tập lúc tối muộn, thậm chí ban đêm.

Một số người có khả năng chìm vào giấc ngủ rất tốt. Cơ thể những người này có nồng độ chất dẫn truyền thần kinh như GABA hoặc Serotonin cao. Các chất này có khả năng đưa cơ thể về trạng thái thư giãn, giúp cơ bắp phục hồi nhanh. Để tối ưu kết quả, một số trường hợp thậm chí sử dụng thêm chất kích thích cơ bắp hay những loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ.

Tuy nhiên, đa số chúng ta là những người tập luyện thông thường, không có mục tiêu thi đấu. Do đó, việc sử dụng các chất này là không cần thiết. Mọi người nên cố gắng sắp xếp công việc, thời gian khoa học để đạt hiệu quả tập luyện tốt nhất.

Theo Zing

Đường nâu có thật sự tốt cho sức khỏe hơn đường trắng?

 

Tin rằng việc sử dụng lượng lớn đường tinh luyện (đường trắng) có thể dẫn đến béo phì, cao huyết áp… nên nhiều người đã chuyển sang sử dụng đường nâu. Màu nâu nói chung thường gắn với những mác “tốt cho sức khỏe hơn” như ít tinh chế, ít qua xử lý hơn. Vậy điều này đúng hay sai?

duong nau co tot cho suc khoe hon duong trang khong  Đường nâu có thật sự tốt cho sức khỏe hơn đường trắng? duong nau co tot cho suc khoe hon duong trang khong

Đường trắng và đường nâu. Hình ảnh minh họa.

Thật bất ngờ! Sự thật là đường nâu phải trải qua quá trình xử lý còn nhiều hơn so với đường trắng. Quá trình tinh chế đường nâu giống hệt so với đường trắng, chỉ khác ở giai đoạn cuối cùng là những hạt đường trắng được bọc một lớp mật mía để thành đường nâu (trước đây, mật mía được tách ra từ các khối tinh thể đường và bán ra thị trường dưới dạng khối).

Do đó, về thành phần hóa học thì đường nâu và đường trắng gần như giống nhau. Thành phần chính đều là sucrose (đường trắng có 99,9% sucrose, đường nâu có khoảng 96% sucrose) và mật mía có trong đường nâu khiến chúng tăng thêm 1 calorie trên mỗi thìa đường.

Cơ thể của chúng ta chuyển hóa đường trắng và đường nâu theo cùng một quy trình. Sucrose là một loại đường thực phẩm dạng disaccarit, có cấu tạo gồm một nửa là glucose và một nửa là fructose (đường trái cây). Cơ thể của chúng ta thường chuyển hóa glucose sang năng lượng tốt hơn, nhưng khi glucose gắn với fructose thì lại trở nên khó chuyển hóa hơn.

Sucrose chỉ chứa một lượng nhỏ vitamin và chất dinh dưỡng, vì vậy hệ tiêu hóa không chuyển hóa chúng. Đường sẽ được tách ra thành glucose và fructose khi đến tá tràng (phần đầu của ruột non), rồi chúng được hấp thụ vào mạch máu.

Trong khi glucose có thể được chuyển hóa ở khắp các nơi trong cơ thể, thì fructose chỉ được chuyển hóa tại gan. Khi có quá nhiều fructose, gan sẽ chuyển hóa chúng thành mỡ. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra danh sách các bệnh kể trên như kết quả từ việc hình thành mỡ gan.

Vì vậy, dù đúng là cả đường trắng và đường nâu đều “tinh khiết”, không có chất bảo quản hay phụ gia, và tất nhiên đường mía là một loại nguyên liệu thiên nhiên, thì cũng không có nghĩa là chúng “tốt cho sức khỏe”. Về cơ bản thì cả hai loại đường này đều giống nhau, bạn có thể thay thế giữa đường trắng và đường nâu trong hầu hết các công thức nấu ăn.

Chính vì vậy, bạn đừng nghĩ rằng đường nâu là một lựa chọn an toàn và lành mạnh hơn đường trắng.

Theo vnreview

Bánh trung thu – góc nhìn về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm

 

Bánh trung thu được xem như là một món ăn tinh thần không thể thiếu vào dịp lễ Tết Trung Thu. Mỗi năm, gần đến Tết Trung thu, có rất nhiều dòng sản phẩm bánh trung thu phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Bên cạnh vẻ ngoài đẹp mắt thì yếu tố an toàn thực phẩm, giá trị dinh dưỡng và nguồn gốc nguyên liệu của những chiếc bánh trung thu cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm.

banh trung thu dinh duong va an toan thuc pham tdyk  Bánh trung thu – góc nhìn về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm banh trung thu dinh duong va an toan thuc pham tdyk

Hình ảnh minh họa.

1. Sơ lược về thị trường bánh trung thu

Nếu trước đây chỉ có bánh dẻo và bánh nướng nhân thập cẩm theo truyền thống, thì bây giờ các loại bánh rất đa dạng: nào gà quay, lạp xưởng, bào ngư, nấm đông cô, hải sâm, trứng…đến khoai môn, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, hạt sen, sữa dừa, rau câu, táo tàu, mứt bí, hạt dưa, hạt điều, mè…và một số loại bánh chay, bánh cho người ăn kiêngtiểu đường, thừa cân béo phì,….

Các sản phẩm này thông thường được sản xuất từ 3 nguồn: Bánh trung thu của các công ty (hãng), của các nhà sản xuất tư nhân (thủ công), của các gia đình tự sản xuất (gọi là bánh home-made).

Trước kia, bánh trung thu sản xuất với số lượng ít, phục vụ chủ yếu là đối tượng trẻ em. Vì thế, Tết Trung thu là dịp nhà nhà mua sắm, bày cỗ trung thu, trong đó không thể thiếu những chiếc bánh trung thu (bánh dẻo, bánh nướng). Đây là dịp cha mẹ, người thân dành tình cảm, sự chăm sóc đối với trẻ em được “trông trăng” và “phá cỗ “, được ăn bánh trung thu và nhiều đồ chơi truyền thống… Ngay từ ngày mồng một đến ngày rằm tháng 7, nhiều nhà đã mua bánh trung thu để dâng cúng tổ tiên biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác.

Ngày nay Tết trung thu không chỉ của Thiếu nhi mà cả của người lớn, thậm chí Tết trung thu còn được “biến tấu” phục vụ nhu cầu biếu xén (một hộp bánh kèm theo một chai rượu quý giá). Số lượng bánh được sản xuất hàng năm đã lên tới hàng vài nghìn tấn và số lượng tăng dần từ 10-15%/ năm, mặc dù số lượng sản xuất của tư nhân và gia đình chưa thống kê được.

Vì số lượng lớn, các công ty thường phải sản xuất trước đó vài tháng để phục vụ nhu cầu của thị trường, mặc dù thời hạn sử dụng thông thường của dòng sản phẩm này chỉ từ 1 – 2 tháng. Lợi nhuận của bánh trung thu cao, các hãng đua nhau sản xuất khối lượng lớn, giá chiết khấu cho các đại lý rất cao thậm chí lên tới trên 30%, vì thế bánh được bày bán khắp nơi, thập chí trên các vỉa hè và cũng rất đặc trưng mà chỉ có mùa Tết trung thu mới xuất hiện.

2. Thành phần dinh dưỡng của bánh trung thu

Trong bánh có rất nhiều đường và chất béo (trừ một vài loại dành cho người ăn kiêng, ngoài tạo nên hương vị đặc trưng còn là một biện pháp để bảo quản) nên cung cấp rất nhiều năng lượng. Vì bánh giàu năng lượng từ đường và chất béo, với những trẻ gầy thì còn đỡ, với trẻ thừa cân béo phì và những người mắc bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng thì là một mối nguy cơ lớn tới sức khỏe. Những trẻ gầy thì lại ít thích ăn, trẻ thừa cân béo phì sẵn sàng thanh toán gọn ghẽ, thậm chí bánh càng ngọt càng béo lại càng thích. Vì vậy, sau tết Trung thu, bao nhiêu công tập luyện, chế độ ăn kiêng trước đó coi như vô ích.

Về thành phần dinh dưỡng:

  • 1 chiếc bánh dẻo nhân thập cẩm khoảng 170 gam cung cấp 566 Kcal, 16,3 g đạm, 6,6 g lipid, 110,2 g glucid;
  • 1 bánh dẻo 1 trứng đậu xanh khoảng 176g chứa 648 Kcal (năng lượng gấp 2 – 2,5 lần tô phở bò).
  • Còn trong 1 cái bánh nướng 176g thập cẩm cung cấp 706 kcal, 18g đạm, 31,5g lipid và 87,5g glucid;
  • 1 chiếc bánh nướng đậu xanh 1 trứng 176g cung cấp 648 Kcal, 19,5g protid, 27,5g lipid, 80,6g glucid.

Lượng bột đường của 1 chiếc bánh dẻo hoặc 1 bánh nướng bằng 2-3 bát cơm (1 bát cơm khoảng 258 g), đường lại chủ yếu ở dạng đường hấp thu nhanh gây tăng đường huyết nhanh. Nếu ăn quá nhiều, ở trẻ béo phì hoặc trẻ rối loạn dung nạp glucse có thể gây ra tiểu đường. Còn ở trẻ biếng ăn, khi ăn 1 miếng bánh vào lúc đói, đường huyết tăng lên sẽ làm trẻ mất cảm giác thèm ăn trong bữa chính, và càng làm trẻ chán ăn, gây nên suy dinh dưỡng.

Phần lớn chất béo trong bánh từ thịt mỡ là loại chất béo no gây nhiều tác hại, chất béo lấy từ hạt dưa, hạt điều, vừng là có chút axit béo không no có lợi. Lượng chất béo trong 1 chiếc bánh trung thu bàng 1-2 lần lượng chất béo trong 1 bát phỏ bò hoặc phở gà.

Chất đạm trong bánh nướng khá cao, thường là đạm động vật, nếu bảo quản không tốt chúng dễ bị ôi, mốc gây ra ngộ độc.

Các vitamin trong bánh không nhiều lắm, đồng thời qua chế biến và bảo quản cũng đã hao hụt đáng kể.

Ăn bánh khó tiêu do nhiều chất béo, chất đạm động vật, vì vậy chỉ cho trẻ ăn một miếng (bằng 1/8 chiếc bánh) sau bữa ăn là đủ. Ăn xong trẻ cần súc miệng ngay để không sâu răng, đặc biệt là với bánh dẻo sẽ dính chặt vào răng gây sâu răng nhiều hơn.

Với trẻ béo phì, nên giới hạn lượng bánh được ăn trong ngày, khẩu phần ăn trong ngày sẽ trừ bớt phần do bánh cung cấp. Nếu ăn ½ bánh dẻo hoặc bánh nướng thì trong ngày phải bớt đi khoảng 1 bát cơm và lượng thức ăn tương ứng, đồng thời tăng lượng rau xanh để tống chất béo ra ngoài và ngăn ngừa tăng đường huyết nhanh. Nếu không giảm phần cơm thì nhớ đi bộ thêm 30 phút để tiêu hao bớt năng lượng dư thừa.

Với người mắc bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng nên lựa chọn các sản phẩm dùng cho người ăn kiêng ít đường và ít chất béo, mặc dù vậy vẫn phải ăn rất hạn chế để kiểm soát lượng đường huyết tăng cao.

3. Về góc độ an toàn thực phẩm của bánh trung thu

Bánh trung thu là một sản phẩm có đa dạng các loại thực phẩm, các loại gia vị, phụ gia thực phẩm (chất tạo mầu, chất bảo quản, chất chống mốc),… Mỗi loại nguyên liệu đều có nguy cơ mất an toàn thực phẩmthực phẩm bị ôi thiu, thực phẩm nhiễm các loại nấm mốc, vi khuẩn gây bệnh (nấm mốc, tụ cầu, tả, lỵ,…), nhiễm hóa chất độc hại (chất tăng trọng, kháng sinh, chất bảo quản, hóa chất bảo vệ thực vật, chất tạo mầu cấm sử dụng,…do sản phẩm quá thời hạn sử dụng, bảo quản không đúng yêu cầu…). Trong khi chế biến không đảm bảo quy trình về vệ sinh: từ sơ chế nguyên liệu, nơi chế biến, dụng cụ chế biến, vệ sinh và sức khỏe của người chế biến đã làm cho sản phẩm không an toàn cho người sử dụng.

Chúng ta thường thấy, một chiếc bánh trung thu thường có một gói hút ẩm, mặc dù vậy bánh không bảo quản được lâu (tối đa là 2 tháng sau khi xuất xưởng). Vì lợi nhuận, một số nhà sản xuất, kinh doanh bất chấp các quy định, các công đoạn, các quy trình về an toàn thực phẩm, làm cho sản phẩm dễ bị ô nhiễm có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cấp tính, mạn tính, bệnh truyền qua thực phẩm và làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng cho người tiêu dùng.

4. Lựa chọn bánh trung thu đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Khi lựa chọn bánh trung thu để đảm báo an toàn thực phẩm, người tiêu dùng cần chú ý các tiêu chí sau:

  • Về nhãn mác: Sản phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng gồm có tên của nhà sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất, có hướng dẫn sử dụng và bảo quản…Sản phẩm có ngày sản xuất, có thời hạn sử dụng, tốt nhất là sử dụng sản phẩm mới xuất xưởng.
  • Về chất lượng: Người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm không bị dập nát biến dạng, bao bì không rách nát, không có mầu sắc khác thường, không có mùi khác lạ.
  • Về xuất xứ: Không lựa chọn, mua sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc.

TĐYK

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia

 

About Tổng đài Y khoa

FACEBOOK

Số người quan tâm