Tin mới
Đang cập nhật...

Muỗi vằn (muỗi Aedes aegypti) và bệnh sốt xuất huyết

 

Muỗi vằn (muỗi Aedes aegypti) (muỗi cái) là thủ phạm truyền bệnh sốt xuất huyết. Đây là loại muỗi có khả năng mang vi rút sốt xuất huyết Dengue và truyền từ người này sang người khác thông qua việc đốt và hút máu người. Loại muỗi nguy hiểm này hoạt động mạnh nhất lúc sáng sớm và chiều tối.

Muỗi vằn Aedes aegypti truyền bệnh sốt huyết
Muỗi vằn Aedes aegypti truyền bệnh sốt huyết

1. Tổng quan về muỗi vằn Aedes aegypti

Muỗi Aedes aegypti, dân gian gọi là muỗi vằn, là một loài muỗi mang virus gây bệnh sốt Dengue, Chikungunya và sốt vàng da (cũng như một số bệnh khác như virus Zika,..). Loài muỗi này có thể dễ dàng nhận dạng nhờ có vằn trắng (nên được gọi là muỗi vằn), mặc dù một số loài khác cũng có đặc điểm gần giống. Loài này thường thấy tại khu vực nhiệt đới

Muỗi vằn Aedes aegypti thường trú đậu nơi có ánh sáng yếu, chỗ tối trong nhà. Một số nơi trú ngụ, đậu lại ưa thích của chúng là mặt dưới của đồ gỗ, quần áo treo, rèm treo cửa trong phòng ngủ, nhà vệ sinh, phòng tắm và bếp, tủ, hốc, gầm giường, sau rèm… Ở những nơi đó chúng tránh được gió, mưa và phần lớn các loài thiên địch khác, giúp chúng sống lâu hơn. Chúng ít khi đậu trên tường. Do đó, khả năng chúng sẽ sống đủ lâu để nhiễm virus từ một người bệnh nào đó và ủ bệnh, truyền bệnh cho người khác cũng tăng lên.

Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết đẻ trứng vào những dụng cụ chứa nước trong nhà và khu vực quanh nhà có nước đọng như (chai lọ, thùng bỏ không, rác thải, lốp hỏng,…). Trứng nở khi tiếp xúc với nước. Trứng muỗi có thể chịu được điều kiện rất khô và sống trong suốt nhiều tháng. Trong suốt vòng đời, muỗi cái đẻ tới 05 lần, mỗi lần hàng chục trứng.

Chu kỳ phát triển của muỗi vằn Aedes aegypti từ lúc đẻ trứng đến phát triển thành bọ gậy trung bình khoảng 07 ngày; thời gian phát triển từ bọ gậy thành muỗi trưởng thành chỉ mất khoảng 2 đến 3 ngày.

Chu kỳ vòng đời của muỗi trải qua 04 giai đoạn phát triển của muỗi đó là: Trứng, ấu trùng (thường được gọi là bọ gậy), thanh trùng (thường được gọi là loăng quăng) và muỗi trưởng thành. Khi còn là trứng, bọ gậy và loăng quăng thì chúng sống dưới nước và khi muỗi đã trưởng thành thì sống tự do ở môi trường.

  • Giai đoạn đầu tiên (Trứng): Muỗi đẻ trứng ở mặt nước, mỗi lần đẻ khoảng 100 – 400 trứng và nhờ sức căng bề mặt hoặc nhờ có phao mà trứng nổi lên. Kích thước, hình dáng của trứng cũng thay đổi tùy theo loài, trung bình dài 0,5mm. Trứng nở sau 2 – 3 ngày trong điều kiện thích hợp.
  • Giai đoạn 2 (Bọ gậy): Trứng muỗi nở ra ấu trùng, hay thường gọi là bọ gậy. Giai đoạn này kéo dài 8 – 12 ngày và liên tiếp nhau qua các lần lột xác, hình dạng giống nhau. Ấu trùng rất di động, lặn xuống đáy khi cảm thấy bị đe dọa hay để tìm thức ăn là những sinh vật: vi tảo, đơn bào. Ấu trùng hô hấp bằng cách nổi lên mặt nước. Với ấu trùng muỗi Anopheles thì chúng nằm song song với mặt nước còn ấu trùng muỗi khác thì nằm nghiêng so với mặt nước tùy theo cấu trúc bộ phận hô hấp.
  • Giai đoạn 3 (Loăng quăng): Ấu trùng phát triển tiếp qua giai đoạn nhộng, hay con gọi là loăng quăng. Loăng quăng có hình dạng như dấu phẩy, sống dưới nước khoảng 1 – 5 ngày, di động, không ăn, thở khí trời bằng 2 ống thở.
  • Giai đoạn 4 (Muỗi trưởng thành): muỗi trưởng thành sẽ chui ra khỏi xác nhộng từ một vết nứt ở dọc lưng, sự thoát xác sẽ kéo dài khoảng 15 phút.
Sơ đồ vòng đời của muỗi
Sơ đồ vòng đời của muỗi

2. Muỗi vằn Aedes aegypti hoạt động mạnh vào thời gian nào?

Muỗi cái Aedes aegypti trưởng thành tiến hành hút máu lần đầu vào khoảng 48 giờ sau khi nở, trong một chu kỳ sinh thực, muỗi có thể hút máu nhiều lần. Thời gian từ khi hút máu tới khi đẻ trứng khoảng từ 02 đến 05 ngày. Muỗi vằn Aedes aegypti hiện đã tiến hóa thành loài hút máu ngắt quãng, đặc biệt thích đốt nhiều người trong thời gian hút máu. Điều này khiến Aedes aegypti trở nên có khả năng gây dịch cao.

Muỗi vằn Aedes aegypti là loài hoạt động hút máu vào ban ngày. Thời gian cao điểm đốt người của nó là vào lúc sáng sớm lúc mặt trời mọc và chiều tối trước hoàng hôn, đặc biệt là vào khoảng 01 tiếng trước khi mặt trời lặn. Tuy nhiên chúng vẫn hoạt động hút máu suốt cả ngày, thậm chí vào ban đêm (nhưng ở mức độ rất thấp).

Chính vì vậy, để phòng tránh bị muỗi cắn, mọi người không nên ở những nơi tối, cây cối rậm rạp trong khoảng thời gian này, cũng như không nên để trẻ chơi đùa ở đây. Trong một số trường hợp bắt buộc, ví dụ như do công việc, người ở những nơi ẩm thấp, ánh sáng kém trong khoảng thời gian này cần mặc áo dài tay, sử dụng kem thoa,… để hạn chế nguy cơ bị muỗi cắn.

3. Muỗi vằn Aedes aegypti gây sốt xuất huyết như thế nào ?

Virus dengue gây bệnh sốt xuất huyết không thể lây truyền trực tiếp từ người sang người, nó được truyền sang người chủ yếu qua vết đốt của muỗi cái Aedes aegypti. Bệnh nhân sau khi bị nhiễm virus và sốt có thể là nguồn truyền virus cho những con muỗi khác.

Sau khi muỗi cái Aedes aegypti hút máu bệnh nhân nhiễm virus Dengue, nó sẽ bị nhiễm virus. Thời kỳ ủ bệnh ở trong muỗi khoảng 10 – 12 ngày. Đây là khoảng thời gian cần thiết để virus nhân lên trong tuyến nước bọt của muỗi. Sau thời kỳ này, muỗi trở thành nhiễm virus và có thể truyền virus Dengue cho những người người khỏe mạnh khác khi muỗi đốt.

Khả năng truyền virus sang người lành được thực hiện khi muỗi hút máu bệnh nhân trong thời kỳ nhiễm virus. Sau khoảng 6 – 18 giờ kể từ thời điểm bị nhiễm virus, người bệnh có thể bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết.

muoi van gay benh sot xuat nhu the nao
Cách thức muỗi vằn Aedes aegypti gây sốt xuất huyết

4. Phòng chống bệnh sốt xuất huyết

Hiện nay bệnh sốt xuất huyết không có vacxin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nên chúng ta cần chủ động phòng tránh bệnh sốt xuất huyết dựa trên các đường lây của bệnh. Đặc biệt những đối tượng chưa mắc bệnh mà sống trong vùng dịch phải chủ động phòng tránh tích cực hơn, tránh việc bệnh sốt xuất huyết lây lan thành ổ dịch lớn.

Bệnh sốt xuất huyết có thể được phòng chống hiệu quả bằng cách phòng chống muỗi đốt. Dưới đây là một số cách đơn giản phòng chống muỗi đốt:

  • Không để nước đọng trong nhà và xung quanh nhà.
  • Nuôi cá ở những nơi chứa nước để diệt loăng quăng, bọ gậy.
  • Buông màn (mùng) khi ngủ bất kể là ngày hay đêm.
  • Dùng các dụng cụ diệt muỗi, hương muỗi, dùng vợt diệt muỗi, bôi kem đuổi muỗi (Lưu ý: Không sử dụng kem thoa chống muỗi cho trẻ dưới 2 tháng tuổi, không để trẻ tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất diệt muỗi, chống muỗi)…
  • Dùng màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
  • Sử dụng bình xịt muỗi ở những nơi góc tối như: gầm giường, tủ, bàn, góc tường tối, dưới cầu thang, nơi treo móc quần áo, màn, rèm,…thời gian phun từ 1-2 phút và những nơi mà gia đình thường sinh hoạt như: phòng khách, nhà bếp,… sau khi phun nên ra khỏi nhà/phòng, đóng kín cửa từ 15-30 phút để thuốc có hiệu quả diệt muỗi tốt hơn.
  • Tích cực phối hợp với chính quyền trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi để chống dịch.
  • Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn (mùng) tránh muỗi đốt lây bệnh cho người khác.

Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết, người bệnh cần chủ động đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị, tránh để bệnh diễn tiến nặng có thể gây tử vong.

Nguồn: Tổng đài Y khoa

Muỗi vằn (muỗi Aedes aegypti) và bệnh sốt xuất huyết (tongdaiykhoa.com)

[Mali] Một phụ nữ 25 tuổi sinh 9 bé, mẹ tròn con vuông

 

Ngày 4/5/2021, một người phụ nữ 25 tuổi, đã hạ sinh cùng lúc 09 em bé khỏe mạnh tại một bệnh viện ở Maroc. Thông tin về ca sinh 9 cực kỳ hiếm gặp này đã được Chính phủ Mali xác nhận.

ca sinh 9 hiếm gặp chuyện lạ y khoa
Hình ảnh em bé và chị Halima Cisse sau khi sinh. (Nguồn: dailymail.co.uk)

Người mẹ của 5 bé trai và 4 bé gái trong ca sinh 9 cực hiếm gặp này là chị Halima Cisse, 25 tuổi, đến từ tỉnh Timbuktu của đất nước Mali (một quốc gia ở Tây Phi).

Hãng thông tấn AFP ngày 5-5 cho biết, chị Halima Cisse, 25 tuổi, đến từ tỉnh Timbuktu của đất nước Mali (một quốc gia ở Tây Phi) đã được đưa tới Morocco hồi cuối tháng 3 để được chăm sóc tốt hơn. Những lần khám thai ở Mali lẫn Morocco đều dự đoán Cisse sẽ sinh 7, tuy nhiên khi lên bàn mổ, các bác sĩ thực sự bất ngờ vì có đến 9 đứa bé trong bụng (05 bé trai, 04 bé gái).

Người phát ngôn Bộ Y tế Morocco – Rachid Koudhari, cho biết ông không hề biết có ca sinh nhiều như vậy diễn ra tại nước này. Các ca sinh 7 đã thuộc dạng hiếm nên sinh 9 lại càng hiếm và khó tin hơn nữa.

Theo Bộ trưởng Y tế Mali – Fanta Siby, chị Cisse và 9 em bé đều đang khỏe mạnh dù sinh thiếu tháng.

chuyen la y khoa ca sinh 9 hiem gap
Các con của chị Cisse đang được chăm sóc đặc biệt sau khi chào đời do sinh non – Ảnh: SANTE.GOV.ML

Để bảo vệ sức khỏe của bà mẹ và những đứa bé trong bụng, Bộ Y tế Mali đã cử một bác sĩ đi theo Cisse khi cô đến Morocco. Nữ bác sĩ này đã thông báo toàn bộ sự việc tới Bộ trưởng Siby và cho biết 10 mẹ con Cisse sẽ về nước trong vài tuần nữa, theo AFP.

Các ca sinh 9 thuộc dạng vô cùng hiếm trên thế giới. Những em bé sinh ra thường có thể trạng yếu ớt, do bị giới hạn về không gian phát triển trong bụng mẹ cũng như phải chia sẻ chất dinh dưỡng với các anh chị em khác.

Mali thuộc khu vực Tây Phi, là một trong những nước nghèo của thế giới. Tuổi thọ trung bình của người dân Mali chỉ 59 tuổi vào năm 2019, theo Ngân hàng Thế giới. Quốc gia này đang chìm trong các cuộc xung đột vũ trang bùng nổ từ năm 2012.

Nguồn: TĐYK (TH)

Bác sĩ Võ Văn Mẫn – Bác sĩ chấn thương chỉnh hình chuyên về cột sống [TP.HCM]

Bác sĩ Võ Văn Mẫn được nhiều bệnh nhân biết đến là một bác sĩ chấn thương chỉnh hình, bác sĩ y học thể thao giỏi tại TP. Hồ Chí Minh, chuyên sâu về cột sống. Tốt nghiệp trường Đại học Y khoa năm 1992, từ đó tới nay, ông đã và đang công tại nhiều bệnh viện lớn như: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Sài Gòn ITO, Bệnh viện quốc tế Nam Sài Gòn…

bac si vo van man bac si phau thuat cot song y hoc the thao
Chân dung bác sĩ Võ Văn Mẫn

Bác sĩ Võ Văn Mẫn tốt nghiệp trường Đại học Y khoa – Đại học Tây Nguyên năm 1992. Hiện tại (2021), bác sĩ Võ Văn Mẫn là bác sĩ chuyên khoa II (BSCKII), hoạt động chuyên sâu lĩnh vực cơ xương khớp, đặc biệt về Phẫu thuật cột sống, Thay khớp háng – khớp gối nhân tạo.

1. Ngôn ngữ

  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh

2. Quá trình đào tạo và Bằng cấp chuyên môn

  • Năm 1986 – 1992: Đại học Y khoa – Đại học Tây Nguyên.
  • Năm 1999 – 2001: Bác sĩ chuyên khoa I chấn thương chỉnh hình – Đại học Y Dược TP.HCM.
  • Năm 2013 – 2015: Bác sĩ chuyên khoa II chấn thương chỉnh hình – Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

3. Quá trình công tác của bác sĩ Võ Văn Mẫn

  • Năm 1996 – 2001: Bác sĩ điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
  • Năm 2001 – 2003: Trưởng khoa Chấn Thương Chỉnh Hình – Bệnh viện Sài Gòn ITO.
  • Năm 2003 – 2005: Bác sĩ điều trị Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương.
  • Năm 2005 – 2020: Trưởng khoa Chấn Thương Chỉnh Hình – Bệnh viện Sài Gòn ITO.
  • Năm 2020: Trưởng khoa Chấn Thương Chỉnh Hình – Y học thể thao tại Bệnh viện Đa khoa Nam Sài Gòn.

4. Chuyên môn sâu của bác sĩ Võ Văn Mẫn

  • Phẫu thuật cột sống
  • Thay khớp háng – khớp gối nhân tạo
  • Nội soi khớp

5. Phòng khám chấn thương chỉnh hình của bác sĩ Võ Văn Mẫn ở đâu?


 https://tongdaiykhoa.com/bac-si-vo-van-man-bac-si-chuyen-ve-cot-song/

 

About Tổng đài Y khoa

FACEBOOK

Số người quan tâm