Tin mới
Đang cập nhật...

Xét nghiệm kháng thể COVID là gì ?

 

Xét nghiệm kháng thể COVID sau khi tiêm vaccine COVID-19 có lẽ đang là mối quan tâm của nhiều người tại thời điểm này, khi mà nhiều người dân đã được tiêm vaccine. Vậy xét nghiệm kháng thể COVID là gì? Xét nghiệm này lấy mẫu dịch vùng tỵ hầu hay lấy mẫu máu? Nội dung dưới đây sẽ giúp Quý vị hiểu rõ hơn các vấn đề này.

xet nghiem khang the covid la gi
Xét nghiệm kháng thể COVID đang là mối quan tâm của rất nhiều người hiện nay. Hình ảnh minh họa.

1. Xét nghiệm kháng thể COVID là gì?

– Trước hết, chúng ta cần hiểu kháng thể là gì?

Kháng thể là các protein đặc biệt (IgM, IgG) mà cơ thể sản sinh ra để chống lại các bệnh nhiễm trùng, hiểu đơn giản đây là hàng rào bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus.

Điều kiện để cơ thể có kháng thể kháng một loại virus nào đó là bạn đã nhiễm virus đó và đã khỏi bệnh, hoặc bạn đã tiêm vaccine phòng bệnh.

– Xét nghiệm kháng thể COVID là gì?

Nếu bạn đã tiếp xúc với virus COVID-19 hoặc được tiêm vaccine COVID-19, sau một khoảng thời gian cơ thể bạn sẽ sản xuất ra các kháng thể.

Xét nghiệm kháng thể COVID là một xét nghiệm miễn dịch sử dụng mẫu máu để định lượng nồng độ kháng thể trong máu, giúp biết được lượng kháng thể được cơ thể sinh ra có đủ để bảo vệ bạn trước virus Sars-CoV-2 (COVID-19) không khi không may nhiễm hoặc nhiễm lại virus virus Sars-CoV-2 (COVID-19).

Để xét nghiệm kháng thể COVID, kỹ thuật viên xét nghiệm hoặc điều dưỡng sẽ lấy mẫu máu của bạn và mang tới phòng xét nghiệm để thực hiện.

Hiện nay có 02 kỹ thuật để tìm kháng thể:

  1. Kỹ thuật ELISA: là kỹ thuật miễn dịch đánh dấu sử dụng công nghệ hóa phát quang tự động giúp định lượng nồng độ kháng thể trong máu. Thời gian có kết quả khoảng từ một đến vài giờ.
  2. Kỹ thuật sắc ký miễn dịch (xét nghiệm nhanh hay test nhanh): định tính kháng thể (cho kết quả âm tính hoặc dương tính tương tự như que thử thai). Kỹ thuật này đơn giản, chi phí ít, cho kết quả nhanh, chỉ cần 15-20 phút đã có kết quả có hay không có kháng thể. Kỹ thuật này không thể đánh giá được nồng độ kháng thể đủ hay thiếu.

– Mục đích của xét nghiệm kháng thể COVID

  • Đánh giá đáp ứng miễn dịch của người được tiêm vaccine.
  • Đánh giá tình trạng người bệnh trong giai đoạn bình phục sau nhiễm SARS-CoV-2 phù hợp hiến huyết tương.
  • Hỗ trợ cho việc truy vết tiếp xúc nhiễm virus SARS-CoV-2.
  • Kết quả từ xét nghiệm test SARS-CoV-2 IgG giúp định lượng kháng thể, xác định tính sinh miễn dịch sau tiêm vaccine hoặc sau khi đã hồi phục từ nhiễm tự nhiên virus SARS-CoV-2.

2. Xét nghiệm kháng thể COVID có cần thiết không?

Chúng ta đều biết rằng, với những người từng mắc Covid-19 và người đã tiêm đủ 02 mũi vaccine Covid-19, cơ thể sẽ sản sinh kháng thể ngăn ngừa bệnh. Tuy nhiên, tùy cơ địa mỗi người mà lượng kháng thể sinh ra sẽ nhiều hay ít, có đủ kháng thể sau 02-03 tuần hay cần thời gian lâu hơn nữa.

Xét nghiệm kháng thể COVID sẽ giúp bạn phát hiện cơ thể có thực sự sản sinh kháng thể chống virus Sars-CoV-2 (COVID-19) hay không và cơ thể đã đạt được khả năng miễn dịch với virus này hay chưa.

3. Những ai cần xét nghiệm kháng thể COVID?

Nếu bạn thuộc một trong các trường hợp dưới đây, bạn nên xét nghiệm kháng thể COVID:

  • Người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19 sau 2 tuần đến 3 tuần.
  • Người đã từng mắc COVID-19 đã được điều trị khỏi xét nghiệm để biết trong cơ thể có kháng thể chống virus hay chưa.
  • Người đang trong giai đoạn điều trị COVID-19 xét nghiệm kháng thể chẩn đoán khả năng điều trị bệnh.
  • Người có nguy cơ nhiễm COVID-19: tiếp xúc với F0, trở về từ vùng dịch, ở trong khu cách ly,…

4. Tiêm vaccine COVID-19 sau bao lâu cần xét nghiệm kháng thể?

Thường phải mất một khoảng thời gian sau khi tiêm phòng, cơ thể mới tạo dựng hàng rào bảo vệ (miễn dịch) chống lại virus Sars-CoV-2 (COVID-19). Khoảng thời gian này khác nhau ở mỗi người, tùy vào cơ địa. Với những người đã từng mắc COVID-19 cũng có loại kháng thể này.

Nghiên cứu hiện tại cho thấy tốt nhất là nên làm xét nghiệm kháng thể COVID-19 sau khi tiêm vaccine COVID-19 từ 02-03 tuần.

5. Chỉ số kháng thể sau tiêm vaccine COVID-19 bao nhiêu là đạt?

Mỗi người có khả năng đáp ứng với vaccine COVID-19 khác nhau. Do vậy, nồng độ kháng thể được sản sinh cũng không giống nhau. Khi xét nghiệm kháng thể COVID-19, có thể xảy ra các trường hợp kết quả như sau:

  • Nồng độ kháng thể ≥ 50 AU/mL (≥ 7.1 BAU/mL): đáp ứng miễn dịch với virus SARS-CoV-2.
  • Nồng độ kháng thể <50 AU/mL (<7.1 BAU/mL): chưa đáp ứng miễn dịch.

Sau khi xét nghiệm kháng thể và có kết quả, bạn cần quay lại phòng khám gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể về kết quả và những lưu ý cần thiết khác. Có thể bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện loại xét nghiệm kháng thể thứ hai để xem xét nghiệm đầu tiên có chính xác không.

Nguồn: theo VJcare

Xét nghiệm kháng thể COVID là gì? Lấy mẫu máu hay mẫu dịch? (tongdaiykhoa.com)

Uống nước cam mỗi ngày có đẹp da không ?

Nước cam là thức uống giải khát tuyệt vời với nhiều người, vừa ngon vừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy liệu ống nước cam mỗi ngày có đẹp da không? Bạn hãy cùng TĐYK tìm hiểu trong nội dung dưới đây nhé.

uong nuoc cam moi ngay co dep da khong
Uống nước cam mỗi ngày giúp cung cấp, bổ sung vitamin C cho cơ thể.

Cam là loại trái cây có múi được ưa chuộng nhất thế giới bởi những giá trị mà cam mang lại cho con người. Bạn có thể bóc vỏ lấy múi cam ăn trực tiếp hoặc vắt, ép thành nước uống thơm ngon. Không chỉ vậy, cam còn được chế biến đóng gói thành nhiều món khác nhau, mang đến những hương vị tuyệt vời.

1. Giá trị dinh dưỡng của nước cam

Kết quả của các cuộc khảo sát cho thấy nước cam là một trong những thức uống phổ biến nhất trên thế giới. Thành phần dinh dưỡng trong một cốc nước cam tươi bao gồm: Lượng calo: 112; Chất đạm: 2 gam; Chất béo: 0 gram; Carbohydrate: 26 gram; Chất xơ: 0 gram; Đường: 21 gram… Ngoài ra, nước cam là một nguồn tốt của: Vitamin; Vitamin A; Canxi; sắt; Folate…

Nước cam là nguồn cung cấp vitamin C tập trung, một loại vitamin tan trong nước, có tác dụng gấp đôi là chất chống oxy hóa mạnh và đóng vai trò trung tâm trong chức năng miễn dịch. Ngoài ra, vitamin C giúp thúc đẩy quá trình hình thành xương, chữa lành vết thương và sức khỏe răng lợi.

Folate trong nước cam có vai trò trong quá trình tổng hợp DNA và hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Chưa kể, nước cam là một nguồn tuyệt vời cung cấp khoáng chất kali, giúp điều chỉnh huyết áp, ngăn ngừa mất xương và bảo vệ chống lại bệnh tim và đột quỵ.

Nước cam ép rất bổ dưỡng. Uống nước cam nguyên chất điều độ có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như: giúp ngăn ngừa sỏi thận, cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ giảm viêm,…

2. Như thế nào là làn da đẹp?

Một làn da được cho là đẹp trước hết phải là làn da khỏe mạnh. Về cơ bản, làn da đẹp bao gồm một số yếu tố sau:

  • Màu da bình thường, hồng hào, căng mịn
  • Không mụn và các bệnh ngoài da khác
  • Không nhạy cảm (không dễ dị ứng)
  • Không nhờn
  • Không khô ráp
  • V.v…

3. Uống nước cam mỗi ngày có đẹp da không?

Câu trả lời là CÓ. Lý do là:

Nước cam cung cấp nhiều vitamin C. Mà vitamin C lại là một thành phần bình thường của da được tìm thấy với hàm lượng cao trong cả lớp hạ bì và biểu bì. Trong đó, hàm lượng vitamin C của lớp biểu bì cao hơn lớp hạ bì, mặc dù nồng độ vitamin C ở cả hai lớp cấu trúc da xấp xỉ bằng với các chất chống oxy hóa hòa tan trong nước khác, bao gồm cả axit uric và glutathione. Tuy nhiên, quá trình lão hóa sẽ gây ra sự suy giảm hàm lượng vitamin C ở cả lớp biểu bì và hạ bì. Đồng thời, khi tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím hoặc các chất ô nhiễm, như khói thuốc lá và khí ozon, cũng có thể làm giảm hàm lượng vitamin C, chủ yếu ở lớp biểu bì.

Việc bổ sung vitamin C bằng đường uống sẽ làm tăng nồng độ vitamin C trong da một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, nước cam còn có tác dụng đối với làn da như:

  • Bảo vệ da khỏi tia cực tím: Vitamin C trong nước cam giúp làm hạn chế tổn thương da do tiếp xúc với tia cực tím (UV). Hoạt động chống oxy hóa mạnh của vitamin C bảo vệ chống lại các tổn thương do tia UV gây ra trên da bởi các gốc tự do. Các protein vận chuyển vitamin C được gia tăng trong tế bào sừng để phản ứng với tia UV cho thấy nhu cầu hấp thụ vitamin C tăng lên để đảm bảo làn da được bảo vệ đầy đủ.
  • Chống lại các tổn thương trên da do tia cực tím: Khi tiếp xúc nhiều dưới ánh sáng mặt trời, tia UV sẽ làm giảm hàm lượng vitamin C trong da, một tác động phụ thuộc vào cường độ và thời gian tiếp xúc với tia UV. Việc bổ sung vitamin C từ nước cam sẽ làm giảm tổn thương DNA liên quan đến tia cực tím và quá trình peroxy hóa lipid, hạn chế giải phóng các cytokine chống viêm và bảo vệ chống lại quá trình tự chết theo quy trình của tế bào. Hơn nữa, vitamin C trong nước cam cũng điều chỉnh tín hiệu tế bào nhạy cảm với oxy hóa khử trong các tế bào da được nuôi cấy và làm tăng khả năng sống sót của tế bào sau khi tiếp xúc với tia UV.
  • Phòng ngừa nếp nhăn: Sự tích tụ của các tổn thương oxy hóa đối với protein là một đặc điểm của cả quá trình quang hóa và lão hóa nội tại. Các tổn thương oxy hóa như vậy có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc của da. Ngoài chức năng chống oxy hóa, vitamin C còn điều chỉnh quá trình tổng hợp các protein collagen đóng vai trò làm cấu trúc. Lúc này, vitamin C đóng góp một vai trò trong quá trình hydroxyl hóa các phân tử collagen, cần thiết cho sự ổn định ngoại bào và hỗ trợ lớp biểu bì. Từ đó, lớp biểu bì được duy trì và tăng cường tính đàn hồi, giúp phòng ngừa nếp nhăn trên da khi chưa xảy ra hay xóa mờ nếp nhăn một phần nếu đã xuất hiện.
  • Làm lành vết thương: Một trong những đặc điểm nổi bật của bệnh thiếu vitamin C là khả năng chữa lành vết thương kém. Các phản ứng viêm thường làm tăng các gốc tự do tại vị trí tổn thương và sự hiện diện của vitamin C có thể hạn chế tác hại của các gốc tự do, thúc đẩy vết thương mau lành hơn. Hơn nữa, vitamin C còn là một thành phần của quá trình tổng hợp collagen ở da, khôi phục lại tính toàn vẹn trên bề mặt da bằng cách thúc đẩy sự biệt hóa của tế bào sừng, kích thích sự hình thành của hàng rào biểu bì.

4. Uống nước cam khi nào tốt nhất?

Thời điểm uống nước cam tốt nhất là sau khi ăn cơm từ 1 đến 2 tiếng, khi bạn không cảm thấy quá no hay quá đói. Lúc này dạ dày cũng vừa tiêu hóa hết thức ăn, có thể bắt đầu cho nhiệm vụ mới.

Nếu bạn uống nước cam lúc đói sẽ ảnh hưởng đến dạ dày bởi hàm lượng axit có trong loại quả này gây khó chịu, cồn cào. Ngược lại, uống nước cam lúc quá no sẽ khiến dạ dày mệt mỏi vì cùng một lúc phải làm quá nhiều nhiệm vụ.

5. Lời kết

Tóm lại, vitamin C là một phần thiết yếu của sức khỏe làn da, vừa là chất chống oxy hóa cho da, vừa là yếu tố quan trọng để tổng hợp collagen. Vitamin C còn góp phần vào việc bảo vệ da khỏi tác động từ ánh sáng hay mau chóng chữa lành vết thương. Như vậy, bổ sung vitamin C là một bí quyết làm đẹp cũng như điều trị các bệnh lý tại da hiệu quả, thông qua việc bôi tại chỗ và dùng đường uống và nhất là khi được kết hợp cùng với các vi chất dinh dưỡng khác, chẳng hạn như vitamin E và kẽm.

Có thể thấy vitamin C giữ vai trò rất quan trọng đối với làn da của chị em. Vì thế, để có làn da đẹp, hạn chế lão hóa bạn nên chủ động uống nước cam hoặc sử dụng các sản phẩm chứa vitamin C vào trong chu trình dưỡng da hàng ngày.

Nguồn: TĐYK (T.H)


Uống nước cam mỗi ngày có đẹp da không ? (tongdaiykhoa.com)

[Bí ẩn] Người phụ nữ chất độc – Toxic Lady

Một buổi tối năm 1994, tại Mỹ, một bệnh nhân nữ đang hôn mê đã khiến 23 nhân viên y tế làm nhiệm vụ đêm đó cũng bắt đầu có các triệu chứng lạ và ngất xỉu, 5 người buộc phải nhập viện để điều trị. Cô được giới y khoa gọi là Toxic Lady – Người phụ nữ chất độc.

nguoi phu nu chat doc toxic lady
Gloria Ramirez được giới y khoa gọi là “Toxic Lady” – “Người phụ nữ chất độc” hay độc nữ

Cách đây 23 năm, vào một buổi tối ngày 19/2/1994, một nữ bệnh nhân 31 tuổi có tên là Gloria Ramirez mắc bệnh ung thư cổ tử cung được các nhân viên y tế đưa tới bệnh viện General Hospital, thành phố Riverside, bang California, Mỹ cấp cứu.

Khi tới nơi, bệnh nhân có các biểu hiện kỳ lạ như nhịp tim chậm, khó thở, thần trí mơ màng, nhiều biểu hiện ở những bệnh nhân cao tuổi. Sau nửa giờ cấp cứu, tình trạng của bệnh nhân vẫn không tốt lên, các bác sĩ quyết định dùng sốc điện để kích thích nhịp tim đang chậm dần.

Bắt đầu từ đó, các hiện tượng kỳ lạ, bí ẩn bắt đầu xảy ra.

Gloria Ramirez toxic lady
Cô Gloria Ramirez

Susan Kane là một trong những y tá đã cấp cứu cho Gloria vào đêm định mệnh đó và cô chính là người đầu tiên nhận thấy một lớp dịch lỏng lấp lánh như loang dầu bao phủ cơ thể Gloria. Đồng thời, các bác sĩ còn gửi thấy mùi amoniac kỳ lạ bốc ra từ máu của nạn nhân.

Khi Susan cố gắng lấy mẫu máu của bệnh nhân để đem đi xét nghiệm, cô bỗng nhiên ngất đi. Sau đó, bác sĩ Julie Gorchynski cũng cảm thấy nôn nao và ngất xỉu theo. Cuối cùng, nhân viên hồi sức Maureen Welch vừa cấp cứu cho bệnh nhân trước đó cũng bắt đầu mất kiểm soát chi và ngất đột ngột.

Sau đó, 23 người trong số 37 nhân viên y tế làm nhiệm vụ đêm đó cũng bắt đầu có các triệu chứng lạ và ngất xỉu, 5 người buộc phải nhập viện để điều trị.

Mặc dù chưa phát hiện được nguyên nhân gây ra hiện tượng kỳ lạ này nhưng ban lãnh đạo bệnh viện vẫn quyết định cách ly phòng bệnh, di tản hết nhân viên y tế ra ngoài. Chỉ những bác sĩ giỏi nhất, nhiều kinh nghiệm nhất ở lại để cứu chữa cho Gloria Ramirez. Nhưng đáng tiếc, sau nhiều nỗ lực và cố gắng họ vẫn không thể cứu được Gloria Ramirez, cô qua đời do suy thận nặng vào lúc 8h45.

Ngay sau khi Gloria tử vong, toàn bộ bệnh viện được kiểm tra thanh lọc khẩn không khí, ngăn không cho bất kỳ chất nguy hiểm nào phán tán.

Sở Y tế bang California đã cử hai tiến sĩ tới bệnh viện để điều tra làm rõ sự việc. Toàn bộ nhân viên y tế và các bác sĩ có mặt trong ca cấp cứu đó được tiến hành xét nghiệm máu. Kết quả cho thấy, máu của họ hoàn toàn bình thường. Trong khi đó, kết quả xét nghiệm máu của nạn nhân lại khiến các bác sĩ không khỏi kinh ngạc, mẫu máu của Gloria Ramirez xuất hiện những sợi trông giống như tơ làm giấy.

Sau đó, các bác sĩ phát hiện ra rằng Gloria đã dùng Dimethyl sulfoxide để thay thế cho thuốc giảm đau. Điều đó giải thích cho hiện tượng dịch lỏng bao bọc cơ thể của cô và các hạt lạ trôi nổi (một dạng tinh thể của thuốc) trong máu của Gloria khi các bác sĩ tiến hành cứu chữa. Nhưng làm thế nào Dimethyl sulfoxide có thể ảnh hưởng đến rất nhiều người khác một cách bí ẩn như vậy thì chưa ai có thể giải thích nổi.

Gloria Ramirez toxic lady general hospital
Khu bệnh viện General Hospital – Nơi xảy ra sự việc bí ẩn.

Rất nhiều giả thuyết đã được đưa ra trong đó có 2 giả thuyết có tính khả thi nhất.

Giả thuyết đầu tiên là toàn bộ e-kip ca cấp cứu ngày 19/2 đã tưởng tượng ra các dấu hiệu kỳ lạ trên cơ thể bệnh nhân do họ mắc phải triệu chứng “rối loạn phân ly tập thể” (Mass Hysteria).

Giả thuyết thứ hai là sự pha trộn giữa các loại thuốc được sử dụng trong phòng cấp cứu đã dẫn đến hiệu ứng phụ tới toàn bộ e-kip cấp cứu ngày hôm đó.

Tuy nhiên, các y tá và bác sĩ đã đưa ra những bằng chứng phủ nhận hoàn toàn hai giả thuyết trên. Kể từ đó, Gloria Ramirez được giới y khoa gọi là “Toxic Lady” – “Người phụ nữ chất độc” hay độc nữ.

Trong khi các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích nguyên nhân của hiện tượng kỳ lạ nhất trong y học này thì những người tin vào các hiện tượng siêu nhiên cho rằng, Gloria Ramirez đã bị người ngoài hành tinh bắt cóc và tiêm chất lạ vào cơ thể để thử nghiệm.

Nguồn: ST


https://tongdaiykhoa.com/bi-an-nguoi-phu-nu-chat-doc-toxic-lady/

Ăn chôm chôm có nổi mụn không ?

 

Tháng 5, tháng 6 hàng năm là thời điểm bắt đầu mùa chôm chôm. Đây là một loại trái cây ngon, được nhiều người ưa thích, có hàm lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, nhiều người cũng lo lắng rằng liệu ăn chôm chôm có nổi mụn không?

an chom chom co noi mun khong rambutan pimples
Nhiều người lo bị nổi mụn khi ăn chôm chôm. Hình ảnh minh họa.

1. Tổng quan về cây chôm chôm

Chôm chôm (Tiếng Anh: rambutan) là loài cây vùng nhiệt đới Đông Nam Á, thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae). Tên gọi chôm chôm (hay lôm chôm) tượng hình cho trạng thái lông của quả loài cây này.

Cây chôm chôm thích ứng cho những vùng đất không ngập nước. Ở Việt Nam, chôm chôm được trồng ở nhiều vùng miền, tuy nhiên, nhiều nhất ở các tỉnh thuộc lưu vực sông Đồng Nai, Nam Trung Bộ, và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Cây chôm chôm có thể cao từ 8 tới 10 mét. Mỗi cây trưởng thành có thể cho thu hoạch từ 5.000 đến 6.000 trái mỗi mùa (độ 60-70 kg). Mỗi năm chôm chôm có 1 mùa trái, nếu chăm sóc có kĩ thuật có thể cho 2 mùa trái.

Mùa vụ thu hoạch chính của chôm chôm thường là vào những tháng đầu mùa hè. Chôm chôm sớm sẽ được thu hoạch vào đầu tháng 5 (dương lịch) còn chôm chôm chính vụ sẽ được thu hoạch vào đầu tháng 7 (dương lịch).

2. Giá trị dinh dưỡng của trái chôm chôm

Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g cùi (cơm) trái chôm chôm:

  • Năng lượng: 343 kJ (82 kcal)
  • Cacbohydrat: 20.87 g
  • Chất xơ: 0.9 g
  • Chất béo: 0.21 g
  • Chất đạm: 0.65 g
  • Vitamin:
    • Thiamine (B1) (1%)0.013 mg
    • Riboflavin (B2) (2%)0.022 mg
    • Niacin (B3) (9%)1.352 mg
    • Vitamin B6 (2%)0.02 mg
    • Folate (B9) (2%)8 μg
    • Vitamin C (6%)4.9 mg
  • Chất khoáng:
    • Canxi (2%)22 mg
    • Sắt (3%)0.35 mg
    • Magiê (2%)7 mg
    • Mangan (16%)0.343 mg
    • Phốt pho (1%)9 mg
    • Kali (1%)42 mg
    • Natri (1%)11 mg
    • Kẽm (1%)0.08 mg

Ngoài ra, trái chôm chôm còn chứa hàm lượng chất xơ tự nhiên dồi dào sẽ giúp cho việc giảm cân trở nên hiệu quả hơn, đồng thời còn bảo vệ hệ tiêu hóa tránh khỏi những tác nhân gây hại xâm nhập từ bên ngoài, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc các căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa.

Trái chôm chôm cũng có những hoạt chất chống oxy hóa cao, khi hấp thụ vào cơ thể sẽ có khả năng loại bỏ các gốc tự do gây tổn hại cho tế bào, từ đó sẽ góp phần hạn chế sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư.

3. Ăn chôm chôm có nổi mụn không ?

Bên cạnh những lợi ích sức khỏe, trái chôm chôm cũng có một số tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là khi bạn ăn quá nhiều.

Chôm chôm cung cấp nhiều năng lượng và có hàm lượng Cacbohydrat cao nên việc ăn nhiều chôm chôm có thể gây nổi mụn, đặc biệt là với những người có cơ địa nóng trong người và phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh.

Với những người bị nhiệt miệng, mụn nhọt,… ăn nhiều chôm có thể khiến tình trạng nhiệt miệng, mụn nhọt,… nổi nhiều hơn, nghiêm trọng hơn.

Phụ nữ mang thai cũng nên hạn chế ăn chôm chôm vì nó chứa lượng đường cao, gây tăng đường huyết, ảnh hưởng tới sức khỏe thai kỳ.

Với người bị tiểu đường, ăn chôm chôm có thể khiến đường huyết tăng cao. Người bệnh nên hạn chế ăn chôm chôm.

Đối vời người khỏe mạnh, tốt nhất mỗi ngày chỉ nên ăn từ 400 – 500g chôm chôm. Thông thường, 1kg chôm chôm được khoảng 35-50 trái (chôm chôm nhãn chất lượng được khoảng 40-50 trái).

Nguồn: TĐYK (TH)

Download file Quy trình sát khuẩn tay nhanh bằng dung dịch chứa cồn [file PDF]

Tổng đài Y khoa xin chia sẻ với Quý bạn đọc file PDF “Quy trình sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn”, được thiết kế theo quy trình rửa tay 6 bước của Bộ Y tế.

File Quy trình sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn được chia sẻ dưới đây có chất lượng in ấn cao, có thể in sắc nét trên khổ A3, A4. Đường dẫn download trực tiếp, không có quảng cáo.

download-pdf-button-50px

Muỗi vằn (muỗi Aedes aegypti) và bệnh sốt xuất huyết

 

Muỗi vằn (muỗi Aedes aegypti) (muỗi cái) là thủ phạm truyền bệnh sốt xuất huyết. Đây là loại muỗi có khả năng mang vi rút sốt xuất huyết Dengue và truyền từ người này sang người khác thông qua việc đốt và hút máu người. Loại muỗi nguy hiểm này hoạt động mạnh nhất lúc sáng sớm và chiều tối.

Muỗi vằn Aedes aegypti truyền bệnh sốt huyết
Muỗi vằn Aedes aegypti truyền bệnh sốt huyết

1. Tổng quan về muỗi vằn Aedes aegypti

Muỗi Aedes aegypti, dân gian gọi là muỗi vằn, là một loài muỗi mang virus gây bệnh sốt Dengue, Chikungunya và sốt vàng da (cũng như một số bệnh khác như virus Zika,..). Loài muỗi này có thể dễ dàng nhận dạng nhờ có vằn trắng (nên được gọi là muỗi vằn), mặc dù một số loài khác cũng có đặc điểm gần giống. Loài này thường thấy tại khu vực nhiệt đới

Muỗi vằn Aedes aegypti thường trú đậu nơi có ánh sáng yếu, chỗ tối trong nhà. Một số nơi trú ngụ, đậu lại ưa thích của chúng là mặt dưới của đồ gỗ, quần áo treo, rèm treo cửa trong phòng ngủ, nhà vệ sinh, phòng tắm và bếp, tủ, hốc, gầm giường, sau rèm… Ở những nơi đó chúng tránh được gió, mưa và phần lớn các loài thiên địch khác, giúp chúng sống lâu hơn. Chúng ít khi đậu trên tường. Do đó, khả năng chúng sẽ sống đủ lâu để nhiễm virus từ một người bệnh nào đó và ủ bệnh, truyền bệnh cho người khác cũng tăng lên.

Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết đẻ trứng vào những dụng cụ chứa nước trong nhà và khu vực quanh nhà có nước đọng như (chai lọ, thùng bỏ không, rác thải, lốp hỏng,…). Trứng nở khi tiếp xúc với nước. Trứng muỗi có thể chịu được điều kiện rất khô và sống trong suốt nhiều tháng. Trong suốt vòng đời, muỗi cái đẻ tới 05 lần, mỗi lần hàng chục trứng.

Chu kỳ phát triển của muỗi vằn Aedes aegypti từ lúc đẻ trứng đến phát triển thành bọ gậy trung bình khoảng 07 ngày; thời gian phát triển từ bọ gậy thành muỗi trưởng thành chỉ mất khoảng 2 đến 3 ngày.

Chu kỳ vòng đời của muỗi trải qua 04 giai đoạn phát triển của muỗi đó là: Trứng, ấu trùng (thường được gọi là bọ gậy), thanh trùng (thường được gọi là loăng quăng) và muỗi trưởng thành. Khi còn là trứng, bọ gậy và loăng quăng thì chúng sống dưới nước và khi muỗi đã trưởng thành thì sống tự do ở môi trường.

  • Giai đoạn đầu tiên (Trứng): Muỗi đẻ trứng ở mặt nước, mỗi lần đẻ khoảng 100 – 400 trứng và nhờ sức căng bề mặt hoặc nhờ có phao mà trứng nổi lên. Kích thước, hình dáng của trứng cũng thay đổi tùy theo loài, trung bình dài 0,5mm. Trứng nở sau 2 – 3 ngày trong điều kiện thích hợp.
  • Giai đoạn 2 (Bọ gậy): Trứng muỗi nở ra ấu trùng, hay thường gọi là bọ gậy. Giai đoạn này kéo dài 8 – 12 ngày và liên tiếp nhau qua các lần lột xác, hình dạng giống nhau. Ấu trùng rất di động, lặn xuống đáy khi cảm thấy bị đe dọa hay để tìm thức ăn là những sinh vật: vi tảo, đơn bào. Ấu trùng hô hấp bằng cách nổi lên mặt nước. Với ấu trùng muỗi Anopheles thì chúng nằm song song với mặt nước còn ấu trùng muỗi khác thì nằm nghiêng so với mặt nước tùy theo cấu trúc bộ phận hô hấp.
  • Giai đoạn 3 (Loăng quăng): Ấu trùng phát triển tiếp qua giai đoạn nhộng, hay con gọi là loăng quăng. Loăng quăng có hình dạng như dấu phẩy, sống dưới nước khoảng 1 – 5 ngày, di động, không ăn, thở khí trời bằng 2 ống thở.
  • Giai đoạn 4 (Muỗi trưởng thành): muỗi trưởng thành sẽ chui ra khỏi xác nhộng từ một vết nứt ở dọc lưng, sự thoát xác sẽ kéo dài khoảng 15 phút.
Sơ đồ vòng đời của muỗi
Sơ đồ vòng đời của muỗi

2. Muỗi vằn Aedes aegypti hoạt động mạnh vào thời gian nào?

Muỗi cái Aedes aegypti trưởng thành tiến hành hút máu lần đầu vào khoảng 48 giờ sau khi nở, trong một chu kỳ sinh thực, muỗi có thể hút máu nhiều lần. Thời gian từ khi hút máu tới khi đẻ trứng khoảng từ 02 đến 05 ngày. Muỗi vằn Aedes aegypti hiện đã tiến hóa thành loài hút máu ngắt quãng, đặc biệt thích đốt nhiều người trong thời gian hút máu. Điều này khiến Aedes aegypti trở nên có khả năng gây dịch cao.

Muỗi vằn Aedes aegypti là loài hoạt động hút máu vào ban ngày. Thời gian cao điểm đốt người của nó là vào lúc sáng sớm lúc mặt trời mọc và chiều tối trước hoàng hôn, đặc biệt là vào khoảng 01 tiếng trước khi mặt trời lặn. Tuy nhiên chúng vẫn hoạt động hút máu suốt cả ngày, thậm chí vào ban đêm (nhưng ở mức độ rất thấp).

Chính vì vậy, để phòng tránh bị muỗi cắn, mọi người không nên ở những nơi tối, cây cối rậm rạp trong khoảng thời gian này, cũng như không nên để trẻ chơi đùa ở đây. Trong một số trường hợp bắt buộc, ví dụ như do công việc, người ở những nơi ẩm thấp, ánh sáng kém trong khoảng thời gian này cần mặc áo dài tay, sử dụng kem thoa,… để hạn chế nguy cơ bị muỗi cắn.

3. Muỗi vằn Aedes aegypti gây sốt xuất huyết như thế nào ?

Virus dengue gây bệnh sốt xuất huyết không thể lây truyền trực tiếp từ người sang người, nó được truyền sang người chủ yếu qua vết đốt của muỗi cái Aedes aegypti. Bệnh nhân sau khi bị nhiễm virus và sốt có thể là nguồn truyền virus cho những con muỗi khác.

Sau khi muỗi cái Aedes aegypti hút máu bệnh nhân nhiễm virus Dengue, nó sẽ bị nhiễm virus. Thời kỳ ủ bệnh ở trong muỗi khoảng 10 – 12 ngày. Đây là khoảng thời gian cần thiết để virus nhân lên trong tuyến nước bọt của muỗi. Sau thời kỳ này, muỗi trở thành nhiễm virus và có thể truyền virus Dengue cho những người người khỏe mạnh khác khi muỗi đốt.

Khả năng truyền virus sang người lành được thực hiện khi muỗi hút máu bệnh nhân trong thời kỳ nhiễm virus. Sau khoảng 6 – 18 giờ kể từ thời điểm bị nhiễm virus, người bệnh có thể bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết.

muoi van gay benh sot xuat nhu the nao
Cách thức muỗi vằn Aedes aegypti gây sốt xuất huyết

4. Phòng chống bệnh sốt xuất huyết

Hiện nay bệnh sốt xuất huyết không có vacxin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nên chúng ta cần chủ động phòng tránh bệnh sốt xuất huyết dựa trên các đường lây của bệnh. Đặc biệt những đối tượng chưa mắc bệnh mà sống trong vùng dịch phải chủ động phòng tránh tích cực hơn, tránh việc bệnh sốt xuất huyết lây lan thành ổ dịch lớn.

Bệnh sốt xuất huyết có thể được phòng chống hiệu quả bằng cách phòng chống muỗi đốt. Dưới đây là một số cách đơn giản phòng chống muỗi đốt:

  • Không để nước đọng trong nhà và xung quanh nhà.
  • Nuôi cá ở những nơi chứa nước để diệt loăng quăng, bọ gậy.
  • Buông màn (mùng) khi ngủ bất kể là ngày hay đêm.
  • Dùng các dụng cụ diệt muỗi, hương muỗi, dùng vợt diệt muỗi, bôi kem đuổi muỗi (Lưu ý: Không sử dụng kem thoa chống muỗi cho trẻ dưới 2 tháng tuổi, không để trẻ tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất diệt muỗi, chống muỗi)…
  • Dùng màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
  • Sử dụng bình xịt muỗi ở những nơi góc tối như: gầm giường, tủ, bàn, góc tường tối, dưới cầu thang, nơi treo móc quần áo, màn, rèm,…thời gian phun từ 1-2 phút và những nơi mà gia đình thường sinh hoạt như: phòng khách, nhà bếp,… sau khi phun nên ra khỏi nhà/phòng, đóng kín cửa từ 15-30 phút để thuốc có hiệu quả diệt muỗi tốt hơn.
  • Tích cực phối hợp với chính quyền trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi để chống dịch.
  • Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn (mùng) tránh muỗi đốt lây bệnh cho người khác.

Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết, người bệnh cần chủ động đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị, tránh để bệnh diễn tiến nặng có thể gây tử vong.

Nguồn: Tổng đài Y khoa

Muỗi vằn (muỗi Aedes aegypti) và bệnh sốt xuất huyết (tongdaiykhoa.com)

 

About Tổng đài Y khoa

FACEBOOK

Số người quan tâm