Tin mới
Đang cập nhật...

Tất cả F1 đều âm tính sau khi tiếp xúc 2 bệnh nhân Covid-19 ở TP.HCM

 

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) vừa thông báo kết quả xét nghiệm của những trường hợp tiếp xúc gần các bệnh nhân dương tính.

tin tuc covid-19 toan bo f1 tiep xuc benh nhan 1451 bn 1453  Tất cả F1 đều âm tính sau khi tiếp xúc 2 bệnh nhân Covid-19 ở TP.HCM tin tuc covid 19 toan bo f1 tiep xuc benh nhan 1451 bn 1453

Khu vực BN1453 sinh sống bị phong tỏa. Ảnh: Duy Hiệu.

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính đến 7h sáng nay (30/12/2020), TP.HCM không ghi nhận thêm trường hợp nào dương tính với virus SARS-CoV-2Tất cả F1 liên quan 2 bệnh nhân là nhóm người nhập cảnh trái phép đều âm tính với SARS-CoV-2.

Liên quan BN1451, HCDC đã truy vết được 27 trường hợp tiếp xúc gần. Các F1 này đã có kết quả âm tính, bao gồm nam tài xế chở nhóm người vượt biên. Ngành y tế thành phố tiếp tục truy vết, khoanh vùng với những địa điểm bệnh nhân 1451 từng đến.

Với BN1453, HCDC điều tra và xác định được 31 người tiếp xúc, trong đó 18 F1, tất cả được cách ly theo quy định. HCDC đang tiếp tục điều tra truy vết người có tiếp xúc với bệnh nhân (F1, F2) để xét nghiệm và cách ly theo quy định.

Trao đổi với Zing về tình hình sức khỏe của 2 người này, bác sĩ Nguyễn Thành Dũng, Giám đốc Bệnh viện Dã chiến Củ Chi (TP.HCM), cho biết họ đều ổn định, không có triệu chứng bệnh.

TP.HCM có 9 người xuất hiện triệu chứng viêm hô hấp đang được cách ly, theo dõi và xét nghiệm chẩn đoán tại các khu cách ly. Trong đó, 8 trường hợp có kết quả âm tính, một người chờ kết quả. Số người đang cách ly tập trung trong ngày là 1.907 trường hợp.

Bệnh nhân 1440 (nam, 32 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) từ Myanmar nhập cảnh trái phép qua đường mòn, lối mở và về nhà tại Vĩnh Long.

Đến nay, 5 người vượt biên cùng BN1440 đã được tìm thấy. Trong đó, 3 người dương tính với SARS-CoV-2, ghi nhận tại TP.HCM là BN1451 và BN1453 và Đồng Tháp (BN1452). Hai người còn lại và tài xế âm tính lần một với SARS-CoV-2.

Bích Huệ

Nguồn: Zingnews

TP.HCM xác nhận một người dương tính với SARS-CoV-2 liên quan BN1440

 

Nam thanh niên ở TP.HCM vừa có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Đây là trường hợp liên quan BN1440.

tphcm xac nhan co 1 nguoi nhiem covid-19 lien quan BN1440 tin tuc covid-19  TP.HCM xác nhận một người dương tính với SARS-CoV-2 liên quan BN1440 tphcm xac nhan co 1 nguoi nhiem covid 19 lien quan BN1440 tin tuc covid 19

Lực lượng chức năng phong tỏa một phần chung cư Sư Vạn Hạnh, quận 5, nơi bệnh nhân sinh sống. Ảnh: Chí Hùng.

Theo nguồn tin riêng của Zing, trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 là N.Q.H., nam, 23 tuổi, quốc tịch Việt Nam, trú ở chung cư Sư Vạn Hạnh, phường 9, quận 5, TP.HCM.

Trước đó, người này sống với BN1440 tại Myanmar, sau đó, cùng nhập cảnh trái phép về Việt Nam qua đường mòn, lối mở.

Ngày 27/12, người này được cách ly tại khu cách ly tập trung quận 5 và lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM cùng ngày 27/12 xác định bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.

Hiện bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi (TP.HCM). Tình trạng sức khỏe của người này hiện ổn định song có nghẹt mũi, ho đờm nhiều.

Theo thông tin ban đầu, từ tháng 9 đến 15/12, người này sống cùng BN1440 tại Myanmar. Ngày 15/12, bệnh nhân đi cùng BN1440 từ Mianmar đến Mae Sot, Thái Lan, ở tại một khách sạn với 5 người khác.

Ngày 23/12, nhóm 7 người đi từ Bangkok, Thái Lan, đến Campuchia. Sau đó, 6 người trong đoàn đi từ Campuchia về Việt Nam (không rõ qua cửa khẩu của tỉnh nào). Khi đến địa phận của Việt Nam, nhóm người này di chuyển bằng xe 7 chỗ (màu trắng, không rõ biển số xe và tài xế).

Trên đường di chuyển về TP.HCM, BN1440 và một người phụ nữ tách ra để về miền Tây. Hiện BN1440 điều trị tại Vĩnh Long, người phụ nữ đã được cách ly ở Bệnh viện Sa Đéc.

Liên quan trường hợp này, Trung tâm Y tế quận 8 đã xác minh và cách ly tập trung 13 trường hợp tiếp xúc gần (F1).

Trước đó, Bộ Y tế thông tin về trường hợp bệnh nhân 1440 từ Myanmar nhập cảnh trái phép qua đường mòn lối mở vào 2h sáng 24/12 và về nhà tại Vĩnh Long. Người này là nam, 32 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.

Ngay sau khi về đến gia đình, người nhà bệnh nhân thông báo ngay với công an địa phương để tiến hành cách ly và lấy mẫu kịp thời tại Vĩnh Long. Ngày 24/12, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Vĩnh Long lấy mẫu gửi Viện Pasteur TP.HCM xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm của Viện Pasteur TP.HCM cho thấy bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh Vĩnh Long.

Trong toàn bộ hành trình di chuyển, bệnh nhân đi qua các nước và tiếp xúc nhiều người. 15 F1 của bệnh nhân hiện âm tính lần một với SARS-CoV-2.

Phương Mai – Bích Huệ

Nguồn: Zing

Trung Quốc bùng phát ổ dịch mới, Indonesia trải qua ngày buồn vì Covid-19

 

Thành phố cảng Đại Liên, đông bắc Trung Quốc vừa phát hiện 7 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ qua, buộc phải tiến hành xét nghiệm Covid-19 cho hàng triệu cư dân. Trong khi đó, tại Indonesia, trong vòng 24 giờ qua số người tử vong vì COVID-19 là 258 người, mức cao nhất từ trước đến nay.

tin tuc covid-19 trung quoc indonesia  Trung Quốc bùng phát ổ dịch mới, Indonesia trải qua ngày buồn vì Covid-19 tin tuc covid 19 trung quoc indonesia

Các nhân viên y tế đang lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân ở Đại Liên, Trung Quốc. Ảnh: Global Times

Trung Quốc bùng phát ổ dịch mới

Ổ dịch mới bùng phát trong vài ngày gần đây ở Đại Liên hiện đã tăng số ca mắc lên 12 trường hợp. Theo AP, để ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh nguy hiểm tại 5 khu dân cư, nhà chức trách địa phương đã cho đóng cửa các trường học và địa điểm công cộng cũng như yêu cầu mọi người tránh rời khỏi nhà, ngoại trừ các lao động làm những công việc thiết yếu.

Thủ đô Bắc Kinh cũng đang trong tình trạng báo động cao kể từ khi phát hiện 2 ca bệnh không triệu chứng hôm 24/12, ngoài 2 ca nhiễm đã được xác thực hồi tuần trước. Thành phố đã bắt đầu xét nghiệm kiểm dịch đại trà ở nơi sinh sống và làm việc của một trong 2 ca mắc không triệu chứng – một nhân viên nhà hàng chuyên xử lý đồ đông lạnh.

Trang Worldometers thống kê, tính đến sáng sớm 26/12, Trung Quốc ghi nhận tổng cộng 86.913 ca mắc Covid-19 với 4.634 trường hợp tử vong.

Số ca tử vong trong ngày ở Indonesia tăng kỷ lục

Indonesia vừa trải qua một ngày buồn khi số ca tử vong vì đại dịch trong vòng 24 giờ qua là 258 người, mức cao nhất từ trước đến nay, nâng tổng số người thiệt mạng trên toàn quốc lên 20.847 trường hợp.

CNA trích dẫn báo cáo của Bộ Y tế Indonesia cho hay, nước này ghi nhận tới 7.259 ca nhiễm mới hôm 25/12, nâng tổng số ca bệnh toàn quốc lên hơn 700.000 người.

Indonesia hiện là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì virus corona chủng mới ở Đông Nam Á. Các lễ đón Giáng sinh ở nước này năm nay trầm lắng hơn thông lệ do chính phủ ban hành lệnh cấm tụ tập đông người dịp này cũng như năm mới. Các nhà thờ cũng chỉ được phép đón 50 người tới cầu nguyện mỗi lần.

Tổng thống Joko Widodo trong tuần này đã bổ nhiệm 6 bộ trưởng mới, bao gồm cả việc thay Bộ trưởng Y tế Terawan Agus Putranto, người bị chỉ trích nặng nề về cách ứng phó với đại dịch.

Sau khi Anh phát hiện đột biến virus mới có tốc độ lây lan nhanh hơn, Indonesia cũng ra lệnh cấm cửa khách nhập cảnh từ xứ sở sương mù. Các quy định đối với những người đến từ châu Âu và Australia cũng được siết chặt sau khi có thông tin biến thể viurs cũng đang lan truyền ở đây.

Mỹ yêu cầu hành khách đến từ Anh phải xét nghiệm âm tính

Trong một thông báo mới, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch Mỹ (CDC) cho biết, tất cả hành khách đi máy bay khởi hành từ Anh sẽ phải có xét nghiệm Covid-19 âm tính trước khi lên đường tới nước này.

Cụ thể, mọi hành khách đến từ Anh phải được chẩn đoán âm tính trong không quá 72 giờ trước khi khởi hành và cung cấp giấy chứng nhận về kết quả xét nghiệm cho các hãng hàng không. Những khách không làm xét nghiệm sẽ bị từ chối phục vụ.

Theo CDC, quy định nói trên được ký trong ngày 25/12 và dự kiện chính thức có hiệu lực từ ngày 28/12.

Mỹ hiện có số ca nhiễm (hơn 19,2 triệu) và số ca tử vong (338.196 người) đều cao nhất thế giới.

Các tin đáng chú ý khác về đại dịch:

  • Trang Worldometers thống kê tính đến sáng sớm 26/12 (theo giờ Việt Nam), đại dịch đã tấn công 218 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, lây nhiễm cho gần 80,2 triệu người, trong đó hơn 1,7 triệu trường hợp tử vong. Tuy nhiên, trên 56,4 triệu ca bệnh khắp toàn cầu đã được chữa khỏi.
  • Nhân dịp Giáng sinh 2020, Giáo hoàng Francis đã gửi thông điệp đến giáo dân trên toàn thế giới, kêu gọi các nước chia sẻ vắc-xin ngừa Covid-19. Theo Giáo hoàng, toàn cầu cần phê phán cái gọi là “chủ nghĩa dân tộc vắc-xin”, điều mà Liên Hợp Quốc (LHQ) lo ngại có thể làm trầm trọng hơn đại dịch nếu các nước nghèo là đối tượng nhận được vắc-xin cuối cùng.
  • Trong một thông điệp phát đi nhân dịp Giáng sinh, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh, suốt một năm qua, thế giới đã chứng kiến sự hy sinh của quá nhiều người để giữ gìn và bảo vệ sự sống trước sự tấn công của virus corona chủng mới. Ông kêu gọi mọi người “không nên để uổng phí sự hy sinh” của những người này và gia đình họ. Lãnh đạo WHO cũng hy vọng rằng các loại vắc-xin sẽ đem đến một giải pháp giúp thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện tại.
  • Chính phủ Ấn Độ đang gấp rút chuẩn bị cho một đợt tiêm chủng quy mô lớn vào năm 2021, trong bối cảnh số ca nhiễm virus corona chủng mới ở nước này đã vượt con số 10 triệu. Hiện New Delhi đang xem xét các đơn xin cấp phép sử dụng khẩn cấp 3 loại vắc-xin tiềm năng nhất. Dự kiến sẽ có khoảng 300 triệu người dân Ấn Độ được chủng ngừa virus trong giai đoạn đầu tiên. Các nhân viên y tế sẽ là nhóm đối tượng được ưu tiên hàng đầu, tiếp đến là những người trên 50 tuổi và những người có bệnh nền.
  • Trung Quốc thông báo ngừng vô thời hạn các chuyến bay trực tiếp đến và đi từ Anh do lo ngại nguy cơ lây nhiễm đột biến mới của virus corona. Toàn bộ các trung tâm cấp thị thực Trung Quốc tại Anh sẽ phải đóng cửa từ ngày 29/12.
  • Italia đang triển khai các quy định “vùng đỏ” trên cả nước sau khi số ca nhiễm mới Covid-19 tăng mạnh. Các biện pháp phong tỏa chống đại dịch sẽ được duy trì trong suốt kỳ nghỉ lễ Giáng sinh, dịp đón năm mới và cho đến tận ngày 6/1/2021.

Tuấn Anh

Nguồn: Báo Vietnamnet

Tổng đài Y khoa xin gửi lời chúc mừng Giáng sinh và năm mới 2021

 

chuc mung giang sinh 2021 [object object] Tổng đài Y khoa xin gửi lời chúc mừng Giáng sinh và năm mới 2021 chuc mung giang sinh 2021

Nhân dịp Giáng sinh và năm mới 2021, Tổng đài Y khoa xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến Quý độc giả, Quý bác sĩ, nhân viên đã, đang và sẽ tin tưởng, đồng hành cùng chúng tôi một mùa giáng sinh và năm mới an lành, hạnh phúc.

Với mục tiêu trở thành một Trang thông tin, kiến thức y khoa thường thức của mọi người, mọi gia đình Việt Nam; đồng thời, với phương châm lấy lợi ích của độc giả làm mục tiêu phát triển, trong năm qua, tập thể đội ngũ Tổng đài Y khoa đã nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao chất lượng kiến thức, thông tin phục vụ độc giả.

Trong năm 2020, dù gặt hái được nhiều thành công đáng khích lệ thì với chúng tôi, niềm vui lớn nhất, món quà lớn nhất vẫn là sự hài lòng, niềm tin yêu mà Quý độc giả đã ưu ái dành cho Tổng đài Y khoa. Bằng tất cả niềm hạnh phúc, Tổng đài Y khoa xin được gửi tới Quý độc giả, Quý bác sĩ, nhân viên lời tri ân chân thành nhất vì những điều này!

Trân trọng.


Bộ trưởng Y tế: Biến chủng mới của virus Corona là hết sức quan ngại

 

Trước sự xuất hiện biến chủng mới của virus Corona, từ hôm nay, 23.12, Bộ Y tế quyết định đưa hoạt động phòng chống dịch thành đợt cao điểm cuối năm, để đảm bảo người dân được hưởng một cái tết Nguyên Đán an lành.

tin tuc covid-19 bien chung covid-19  Bộ trưởng Y tế: Biến chủng mới của virus Corona là hết sức quan ngại tin tuc covid 19 bien chung covid 19

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu các địa phương mở đợt cao điểm phòng chống dịch Covid-19 trong dịp cuối năm. ẢNH THU HẰNG

Đây là yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đối với các địa phương tại hội nghị trực tuyến phòng, chống Covid-19 tổ chức sáng ngày 23/12/2020.

Biến chủng mới tăng tốc độ lây truyền lên 70%

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, hiện nay dư luận và giới khoa học rất quan ngại về sự biến chủng của virus Corona, đặc biệt là nước Anh đã ghi nhận biến chủng mới gây lo lắng về tác dụng của vắc xin. Nhiều nước đã tiến hành phong tỏa, dừng các chuyến bay, dừng nhập cảnh đối với Anh. Việt Nam cũng đang tiếp tục theo dõi rất chặt chẽ biến chủng này.

“Đây là một biến chủng của virus Corona làm tăng sự bám dính của virus đối với vật chủ. Theo ước tính và nhận định của các chuyên gia, biến chủng này có khả năng tăng tốc độ lây truyền lên 70%. Đây cũng là điều mà chúng ta hết sức quan ngại. Trong đợt dịch bệnh tại Đà Nẵng, chúng ta đã cũng đã phát hiện virus có đột biến làm tăng khả năng lây nhiễm nhưng không như biến chủng này”, ông Long thông tin.

Theo ông Long, hiện nay hầu hết các vắc xin đều nhằm vào sự ngăn chặn khả năng xâm nhập của virus Corona đối với vật chủ. Các nhà khoa học đang theo dõi chặt chẽ và cho thấy biến chủng này chỉ làm tăng khả năng lây truyền mà không làm tăng tình trạng nặng của bệnh tật.

Ông Long cho biết: “Mặc dù tình hình là đáng quan ngại nhưng chúng ta phải bình tĩnh. Hiện nay, chúng ta đang tiến hành giải trình tự gien trên tất cả mẫu xét nghiệmBộ Y tế đã chỉ đạo các cơ sở y tế tăng cường giải trình tự gien của các mẫu bệnh phẩm, nhất là các mẫu về từ châu Âu và ở những nước có biến chủng xem khả năng lây truyền như thế nào, xâm nhập vào Việt Nam ra sao?”.
Ông Long cho hay, đến thời điểm này Việt Nam chưa phát hiện ra chủng virus mới. Nhưng không phải vì thế mà Việt Nam lơ là công tác phòng chống dịch. “Chúng ta phải tăng cường và quyết liệt hơn, từ ngày hôm nay, 23.10, Bộ Y tế quyết định đưa hoạt động phòng chống Covid-19 thành đợt cao điểm từ nay đến cuối năm. Đảm bảo tết Nguyên đán 2021, người dân được hưởng một cái tết an lành”, ông Long nhấn mạnh.

Sẽ thử nghiệm vắc xin tại 2 miền Bắc – Nam

Về vấn đề vắc xin, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin, ngày 17.12, Việt Nam chính thức thử nghiệm vắc xin và sẽ tiếp tục tiêm cho các đối tượng thử nghiệm còn lại.

Bên cạnh đó, có 3 công ty tiếp tục nghiên cứu phát triển vắc xin. Trong đó, 2 công ty sẽ thử nghiệm vào ngày 1.3 ở cả miền Bắc và miền Nam, đảm bảo có tính đại diện.

Song song hợp tác với Trung Quốc, Nga… sẽ tìm kiếm nguồn vắc xin ở các công ty nước ngoài để có nguồn vắc xin sớm nhất, Việt Nam sẽ tập trung chủ động nghiên cứu, phát triển vắc xin trong nước. “Hiện nay chưa có một vắc xin nào chứng minh có hiệu quả lâu dài. Việc chủ động vắc xin là hết sức quan trọng. Muốn chủ động phải nghiên cứu phát triển. Tuy nhiên, chúng ta không trông chờ vào vắc xin, kể cả khi có chúng ta vẫn phải quyết liệt phòng chống Covid-19, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay”, ông Long chia sẻ.

Trước tình hình dịch bệnh có thể phức tạp vào dịp cuối năm, nguy cơ dịch Covid-19 luôn hiện hữu, Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần quản lý chặt chẽ đối với người nhập cảnh hợp pháp và trái phép.

Theo ông Long, hiện nay mỗi ngày có từ 100 – 150 người nhập cảnh trái phép ở các tuyến biên giới. Đây là điều hết sức quan ngại, chúng ta đã duy trì 1.600 các điểm chốt biên phòng ở biên giới. Các địa phương có biên giới hết sức quan tâm đến vấn đề này. Nếu ca nhập cảnh trái phép mang mầm bệnh sẽ rất nguy hiểm.

Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đề nghị cần tăng cường kiểm soát đối với những người nhập cảnh hợp pháp. Các trường hợp này phải được chính quyền địa phương cho phép mới được cách ly tại nhà.

“Các cơ sở y tế cần tăng cường xét nghiệm, đẩy mạnh xét nghiệm đối với các trường hợp có biểu hiện nghi ngờ. Chúng ta không thể biết Covid-19 xuất hiện từ đâu, xuất phát từ nơi nào, vì vậy các địa phương phải lên kế hoạch, chuẩn bị cho những tình huống xấu. Từ nay đến cuối năm, đưa phòng chống dịch ở mức cao nhất”.

Thu Hằng

Nguồn: Báo Thanh Niên Online

Chủng nCoV siêu lây nhiễm khó kháng được các loại vaccine hiện có

 

Các nhà khoa học cho biết chủng mới của nCoV ở Anh có thể trở nên phổ biến, song phải mất nhiều năm mới kháng được các loại vaccine hiện có.

chung ncov covid-19 sieu lay nhiem tin tuc covid-19  Chủng nCoV siêu lây nhiễm khó kháng được các loại vaccine hiện có chung ncov covid 19 sieu lay nhiem tin tuc covid 19

nCoV đang lây nhiễm một tế bào trong cơ thể người. Ảnh: NY Times

Ngay khi vaccine được phê duyệt, mở ra cánh cửa hy vọng thoát khỏi đại dịch, giới chức Anh cảnh báo khẩn cấp về chủng nCoV mới dễ lây lan hơn trước đó. Virus nhanh chóng tràn qua London và các khu vực lân cận, Thủ tướng Boris Johnson buộc phải áp đặt lệnh hạn chế nghiêm ngặt nhất của đất nước kể từ tháng 3 đến nay. Ông nói: “Khi virus thay đổi cách tấn công, chúng ta cũng phải điều chỉnh phương pháp phòng thủ”.

Các ga tàu hoả tại London chật kín người cố gắng rời khỏi thành phố trước khi lệnh cấm có hiệu lực. Hôm 20/12, nhiều quốc gia châu Âu bắt đầu đóng cửa biên giới đối với người dân từ Anh để ngăn chặn chủng virus mới xâm nhập.

Tại Nam Phi, đột biến tương tự đã xuất hiện. Virus được tìm thấy trong 90% các mẫu bệnh phẩm tại lục địa này kể từ giữa tháng 11.

Chủng biến thể được sử dụng để chỉ các chủng virus có một số thay đổi về “trình tự gene” của chúng so với bản gốc được phát hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc, vào tháng 12/2019. Sự biến đổi về “trình tự gene” của virus là hiện tượng tự nhiên vì trong quá trình lây nhiễm, sinh sản, chúng đã sao chép bộ gene của chính mình và tạo lỗi. Đến nay, số lượng chủng biến thể nCoV được phát hiện bằng phương pháp giải trình tự bộ gene từ người bệnh ngẫu nhiên lên tới vài nghìn, tuy nhiên con số thực tế có thể cao hơn.

Thực tế, một số biến chủng trở nên phổ biến chỉ là do tình cờ, không có nghĩa những thay đổi khiến virus trở nên ưu việt hơn. Song khi đã có vaccine và nhiều quần thể người xuất hiện khả năng miễn dịch, mầm bệnh khó tồn tại hơn. Các nhà khoa học cho rằng virus sẽ có những đột biến khiến chúng lây lan dễ dàng hoặc thuận lợi trốn tránh hệ miễn dịch.

Jesse Bloom, chuyên gia sinh học tiến hóa tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson ở Seattle, cho biết: “Đây mới là nguy cơ mà chúng ta cần chú ý. Chắc chắn đột biến này sẽ lan rộng. Là những người làm khoa học, chúng tôi cần theo dõi và xác định đặc tính nào có tầm ảnh hưởng”.

Chủng nCoV ở Anh có khoảng 20 đột biến. Trong đó, một số đột biến thay đổi về cách thức tiếp xúc và lây nhiễm tế bào người. Muge Cevik, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Đại học St. Andrews ở Scotland, cố vấn khoa học cho chính phủ Anh, nhận định các đột biến có thể sao chép và lây truyền hiệu quả hơn. Giới chức nước này cho biết tỷ lệ lây nhiễm của nó có thể cao hơn tới 70%. Nhưng phân tích này chỉ dựa trên mô hình dịch tễ chưa được thẩm định trong các phòng thí nghiệm, tiến sĩ Cevik nói thêm.

“Trên hết, tôi nghĩ ta cần có thêm dữ liệu thử nghiệm. Chúng tôi không loại trừ khả năng mức độ lây nhiễm cao phụ thuộc vào hành vi của con người”, bà nói.

Các nhà khoa học Nam Phi cho rằng hoạt động của người dân mới là nguyên nhân dẫn đến đại dịch, chứ không phải biến chủng mới.

Báo cáo mới của Anh cũng làm dấy lên lo ngại nCoV có thể tiến hóa đến mức độ kháng được những vaccine vừa ra mắt. Họ phỏng đoán một số thay đổi trong mã di truyền của virus bảo vệ nó trước các kháng thể nhất định.

Song chuyên gia cho rằng phải mất nhiều năm, thay vì vài tháng, để virus đủ sức kháng lại vaccine.

“Không nên lo lắng về một đột biến siêu nhiên nào đó khiến tất cả kháng thể và hệ miễn dịch trở nên vô dụng”, tiến sĩ Bloom nói.

Ông cho biết thêm: “Đó sẽ là quá trình dài, xảy ra trong nhiều năm, đòi hỏi nhiều lần đột biến. Nó không giống như công tắc bật-tắt”.

Chủng mới của virus chỉ đáng lo ngại khi những người từng mắc bệnh hoặc người tiêm vaccine tái nhiễm trở lại dù trong cơ thể vẫn tồn tại kháng thể.

Song các phân tích khoa học không mấy quan trọng với các nước láng giềng của Anh. Lo ngại du khách mang theo biến thể mới nhập cảnh, Hà Lan cho biết sẽ đình chỉ các chuyến bay khởi hành ở Anh kể từ 20/12 đến ngày 1/1.

Italy cũng đóng cửa các đường bay và Bỉ đã ban hành lệnh cấm 24 giờ đối với người đến từ Anh bằng đường hàng không và tàu hoả. Đức đang có động thái tương tự.

Tại Anh, các quan chức thông báo sẽ tăng số lượng cảnh sát tại các trung tâm như ga tàu để đảm bảo người dân chỉ thực hiện các chuyến đi thiết yếu. Bộ trưởng Y tế Matt Hancock, hôm 20/12 cho rằng, những người tháo chạy khỏi London “rất vô trách nhiệm”. Ông cũng cho rằng các hạn chế mới có thể kéo dài trong nhiều tháng.

Giống với các loại mầm bệnh, nCoV có thể thay đổi hình dạng. Các đột biến về di truyền hầu như không quan trọng, song một số có thể mang lại lợi ích cho virus.

Các nhà khoa học lo ngại về khả năng thứ hai. Đặc biệt là khi việc tiêm chủng hàng loạt có thể thúc đẩy nCoV phải thích nghi. Đột biến từ đó giúp virus trốn tránh hoặc chống lại phản ứng miễn dịch.

Đột biến còn có khả năng ảnh hưởng đến tính nhạy cảm của virus với kháng thể. Trong một số trường hợp, virus tự loại bỏ vài phần trong mã di truyền để thích nghi. Hiện tượng này đã xuất hiện ít nhất ba lần: ở chồn Đan Mạch, người dân Anh và một bệnh nhân bị ức chế miễn dịch, trở nên ít phản ứng với liệu pháp huyết tương.

“Mầm bệnh liên tục lây truyền, phát triển và thích nghi với môi trường”, Ravindra Gupta, chuyên gia virus tại Đại học Cambridge, nhận định.

Tiến sĩ Deepti Gurdasani, chuyên gia dịch tễ lâm sàng tại Đại học Queen Mary, London, cho biết ban đầu, các nhà khoa học nghĩ rằng nCoV khá ổn định và không thể thoát khỏi phản ứng miễn dịch do vaccine tạo ra.

“Nhưng trong vài tháng qua, có thể thấy rõ đột biến vẫn xảy ra. Khi chọn lọc tự nhiên tăng lên cùng với công tác tiêm chủng hàng loạt, tôi nghĩ đột biến này có thể trở nên phổ thông hơn”, bà nói.

Tin tốt là công nghệ được sử dụng trong vaccine Pfizer-BioNTech và Moderna dễ dàng điều chỉnh, cập nhật hơn nhiều so với liều tiêm thông thường. Các loại vaccine mới cũng tạo ra phản ứng miễn dịch lớn, vì vậy, nCoV có thể cần đột biến trong nhiều năm trước khi cần sửa đổi vaccine, tiến sĩ Trevor Bedford, nhà sinh học tiến hóa tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson, nói.

Thục Linh (Theo NY Times, BMJ)

Nguồn: VnExpress

Những điểm mới của thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2021

 

Từ ngày 1/4/2021, hơn 86,6 triệu người sẽ chuyển sang dùng thẻ BHYT mới, kích thước nhỏ, tiện tra cứu thông tin khám chữa bệnh.

nhung thay doi cua the BHYT moi nam 2021 [object object] Những điểm mới của thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2021 nhung thay doi cua the BHYT moi nam 2021

Việt Chung – Hoàng Phương

Vaccine Nanocovax sẽ hoàn tất thử nghiệm vaccine COVID-19 vào tháng 2-2022

 

Công ty Nanogen dự kiến kết thúc ba giai đoạn thử nghiệm lâm sàng vaccine Covid-19 Nanocovax vào tháng 2/2022, sau đó đưa vaccine vào tiêm chủng đại trà.

Vaccine Nanocovax se hoan tat thu nghiem vaccine COVID-19 vao thang 2-2022  Vaccine Nanocovax sẽ hoàn tất thử nghiệm vaccine COVID-19 vào tháng 2-2022 Vaccine Nanocovax se hoan tat thu nghiem vaccine COVID 19 vao thang 2 2022

Nữ điều dưỡng chuẩn bị tiêm vaccine Nanocovax cho tình nguyện viên ngày 17/12. Ảnh: Giang Huy.

Theo kế hoạch của Công ty Nanogen, quá trình thử nghiệm lâm sàng trên người của Nanocovax chia làm ba giai đoạn. Một liệu trình vaccine gồm hai mũi tiêm, cách nhau 28 ngày.

Trong đó, giai đoạn một bắt đầu từ ngày 10/12 và kết thúc vào tháng 2/2021 tại Hà Nội, với 60 người tình nguyện tuổi 18 đến 50. Đơn vị phối hợp Nanogen thực hiện là Học viện Quân y. Giai đoạn này nhằm kiểm tra mức độ an toàn của vaccine. Tình nguyện viên được chia ngẫu nhiên thành 3 nhóm, tiêm vaccine mức liều 25 mcg, 50 mcg, 75 mcg. Ba người đầu tiên thử nghiệm đã được tiêm vaccine sáng 17/12, hiện chưa có thông tin nào cho thấy dấu hiệu bất thường.

Giai đoạn hai dự kiến bắt đầu từ tháng 2 và kết thúc vào tháng 8/2021, tiến hành trên 400-600 tình nguyện viên ở độ tuổi 12-75. Ba đơn vị phối hợp Nanogen gồm Học viện Quân y, Viện Pasteur TP HCM, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Từ giai đoạn này, thử nghiệm nhằm đánh giá tính sinh miễn dịch và hiệu lực phòng ngừa Covid-19 của vaccine.

Giai đoạn ba từ tháng 8/2021 đến 2/2022, tiến hành trên 1.500 đến 3.000 tình nguyện viên từ 12 đến 75 tuổi.

Ông Đỗ Minh Sĩ, Giám đốc Nghiên cứu phát triển của Nanogen, cho biết ba giai đoạn thử nghiệm lâm sàng có thể kết thúc sớm vào cuối quý 4/2021 với điều kiện các quá trình diễn ra thuận lợi.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu có thể sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn hai sớm hơn, khi đã có từ 50% kết quả thử nghiệm giai đoạn một. Ngoài ra, giai đoạn ba dự kiến thử nghiệm tại vùng dịch tễ ở Ấn Độ, Indonesia hoặc Bangladesh.

Ông Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục khoa học công nghệ và đào tạo, Bộ Y tế, cho biết vaccine Nanocovax được đưa vào thử nghiệm lâm sàng là tín hiệu đáng mừng. Trong đó, thử nghiệm lâm sàng giai đoạn một quan trọng nhất nhằm đánh giá tính an toàn với số lượng người tối thiểu. Nếu như vaccine gây ra tai biến không mong muốn, cơ quan chuyên môn có thể kịp thời xử lý.

Bộ Y tế đã thành lập 3 đoàn kiểm tra, giám sát và hỗ trợ nhóm nghiên cứu vaccine Covid-19.

Nhà tài trợ thuê một tổ chức giám sát độc lập để giám sát các quy trình thử nghiệm nhằm tuân thủ theo đề cương nghiên cứu. Từ đó, họ phát hiện sớm các triệu chứng, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các tình nguyện viên tham gia và đảm bảo tính khách quan, khoa học và trung thực cho các số liệu nghiên cứu thu thập được.

Nanogen cũng dự trù 20 tỷ đồng bảo hiểm rủi ro cho các tình nguyện viên thử nghiệm vaccineNanocovax là vaccine Covid-19 đầu tiên do Việt Nam nghiên cứu phát triển tiến tới giai đoạn thử nghiệm lâm sàng trên người. Việt Nam còn 3 đơn vị đang nghiên cứu vaccine Covid-19, trong đó vaccine của Ivac dự kiến thử nghiệm trên người vào đầu năm 2021.

Chi Lê

Nguồn: VnExpress

 

About Tổng đài Y khoa

FACEBOOK

Số người quan tâm