Tin mới
Đang cập nhật...

Dây chằng chéo trước khớp gối – Giải phẫu và hình ảnh nội soi

 

Khớp gối là khớp quan trọng trong quá trình vận động và lao động. Trong đó, dây chằng chéo trước khớp gối cùng với sụn chêm, bao khớp… có vai trò quan trọng để giữ vững khớp gối trong quá trình vận động.

1. Dây chằng chéo trước khớp gối là gì?

Khớp gối gồm có 4 dây chằng: Dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên ngoài và dây chằng bên trong.

Dây chằng chéo trước (anterior cruciate ligament) nằm ở trung tâm khớp gối. Nằm trong khoảng gian lồi cầu xương đùi, đúng ở giữa gối, nó bắt đầu từ mặt trong lồi cầu ngoài xương đùi, chạy chéo từ trên xuống dưới, ra trước, vào trong, bám vào diện gian gai chày.

Cấu tạo mô học: dây chằng được tạo bởi những bó xơ sợi (Collagen), và những bó này tập hợp với nhau thành những bó lớn hơn, cuối cùng thành 3 bó lớn, xoắn bện với nhau tạo nên dây chằng chéo trước.

Dây chằng chéo trước tạo cản chính (85%) vận động ra trước của xương chày so với xương đùi. Các phần khác nhau của dây chằng chéo trước căng ở tư thế gối khác nhau, nhưng nói chung dây chằng chéo trước được xem là căng ở tư thế gối duỗi.

2. Giải phẫu dây chằng chéo trước khớp gối:

Khớp gối chủ yếu là khớp kiểu bản lề, các xương kết nối với nhau bởi hệ thống dây chằng, gồm dây chằng bên trong (MCL), dây chằng bên ngoài (LCL), dây chằng chéo trước (ACL) và dây chằng chéo sau (PCL).

Dây chằng chéo trước nằm trong khớp gối, bám vào phía sau mặt trong của lồi cầu ngoài xương đùi, chạy xuống dưới và ra trước để bám vào mâm chày.

Điểm bám vào xương đùi và xương chày được cấp máu bởi các nhánh trong xương, trong khi phần thân của dây chằng chéo trước được nuôi dưỡng bởi động mạch riêng (nhánh động mạch gối giữa).

Nhiều nghiên cứu về giải phẫu và cơ sinh học cho thấy dây chằng chéo trước gồm 2 bó là bó trước trong (AM) và sau ngoài (PL), thực chất 2 bó này ít khi tách rời riêng rẽ hoàn toàn mà liền với nhau như là 2 phần trước trong và sau ngoài.

hinh anh giai phau day chang cheo truoc khop goi

Giải phẫu hai bó AM và PL của dây chằng chéo trước khớp gối

3. Vai trò của dây chằng chéo  trước khớp gối

Giống như tất cả các dây chằng, dây chằng chéo trước khớp gối có nhiệm vụ làm vững gối. Cụ thể, dây chằng chéo trước khớp  gối có 02 vai trò như sau:

  • Theo trục trước – sau: Ngăn cản sự trượt ra phía trước của xương chày so với xương đùi : vì thế nó chặn lại chuyển động “ngăn kéo trước” của xương chày so với xương đùi.
  • Theo trục xoay: Dây chằng chéo trước ngăn không cho xương chày xoay vào so với xương đùi, khi cẳng chân xoay vào trong dây chằng chéo trước sẽ quấn quanh dây chằng chéo sau.

4. Chức năng của dây chằng chéo trước khớp gối

Dây chằng chéo trước khớp gối có chức năng sau:

+ Kiểm soát độ vững trước sau

  • Bó sau ngoài (PL) căng khi gấp gối 0°-45° và căng nhất khi gối gấp 15°, khi gấp đến 90° bó PL chịu 35% lực của dây chằng chéo trước.
  • Bó trước trong (AM) chịu lực lớn nhất khi gối gấp trong khoảng 60°-90°, nhưng lực chịu thay đổi rất ít: 30% lực của dây chằng chéo trước khi gối duỗi và 45% lực khi gối gấp. Vai trò chính của bó AM là kiểm soát độ vững trước sau, tránh cho xương chày không bị bán trật ra trước.

+ Kiểm soát độ vững xoay

  • Bó sau ngoài (PL) có vai trò kiểm soát độ vững xoay khi bắt đầu gấp gối, khi gối gấp tăng dần, lực sẽ được chuyển dần sang bó AM của dây chằng chéo trước.

5. Hình ảnh nội soi của dây chằng chéo trước khớp gối

Tham khảo:

  • TS.BS. Nguyễn Mạnh Khánh – Bệnh Việt Đức

Tin theo quảng cáo “Nhà tôi 3 đời bán thuốc nam” – Nhiều người suy gan, suy thận

 

Nhiều bệnh nhân cho biết họ nghe theo quảng cáo bán thuốc gia truyền “3 đời” chữa dứt điểm tiểu đường, thoái hoá khớp, sỏi thận, giảm cân, sinh con trai… nên đã không ngần ngại mua về uống, chẳng ngờ lại gặp tai hoạ… thậm chí suýt ngừng tim.

quang cao thuoc nam ba doi ban thuoc nam

Rất nhiều bệnh nhân nhập viện vì tự ý sử dụng thuốc nam.

Đang nằm điều trị tại Khoa Nội tổng hợp, BV Bệnh Nhiệt đới TW, cô gái 25 tuổi (ở Sóc SơnHà Nộiđau bụng dữ dội sau 20 ngày uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, men gan tăng cao gấp 20 lần.

Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, 3 ngày trước khi nhập viện, cô gái bị đau bụng âm ỉ cả ngày, có lúc đau quặn thành cơn, sốt. Trước đó, cô gái có uống thuốc nam suốt 20 ngày, không rõ loại thuốc và nguồn gốc thuốc, vì mong mỏi có thể sinh được con trai.

Tại Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn, người bệnh được điều trị hết sốt nhưng đi ngoài phân đen kèm máu tươi. Bác sĩ chẩn đoán mắc viêm đại tràng và trĩ độ một, chuyển Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ngày 15/3.

Theo BS. Vũ Minh Đức – Khoa Nội tổng hợp, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, người bệnh rất đau đớn, không thể chia sẻ gì về loại thuốc nam đã uống. Các xét nghiệm cho thấy cô gái có men gan cao gấp khoảng 20 lần so với bình thường và âm tính viêm gan B, C, HIV.

Men gan của người bệnh tăng cao bất thường khả năng cao do thuốc namMen gan cao cũng cho thấy gan đã nhiễm độc, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới vàng da, vàng mắt, suy gan”, – BS. Đức cho biết.

Các bác sĩ cho biết, điều may mắn là bệnh nhân này được phát hiện bệnh sớm, gan chưa tổn thương nặng tới mức vàng da, vàng mắt. Người bệnh được yêu cầu dừng uống thuốc nam để không làm xấu tình trạng men gan, sau đó uống thuốc giải độc, bổ gan để giúp gan hồi phục. Bác sĩ cũng phát hiện bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp song chưa thể kết luận việc viêm ruột thừa có liên quan tới thuốc nam hay không.

Hiện nay, người bệnh đã được phẫu thuật cắt ruột thừa, men gan cao đã giảm một nửa sau gần nửa tháng điều trị. Dự kiến, cô gái sẽ xuất viện trong tuần này.

Trung bình một tháng, BV Bệnh Nhiệt đới TW tiếp nhận khoảng 20 bệnh nhân nhập viện vì tự ý sử dụng các loại thuốc nam không rõ nguồn gốc.

Tự ý điều trị, rước hoạ vào thân

Trước đó không lâu, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng đã tiếp nhận nam bệnh nhân 63 tuổi (ở Sóc SơnHà Nội) trong tình trạng tụt huyết áp, suy đa tạng kèm theo suy thận.

Được biết, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường và huyết áp đã 20 năm. Tuy nhiên, bệnh nhân không đi khám mà tự mua thuốc tiểu đường dạng viên bột về nhà uống. Loại thuốc mà bệnh nhân sử dụng có 1 gói là thuốc paracetamol, 1 gói là phenformin điều trị tiểu đường bị cấm từ lâu. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân, nhiều người đã trà trộn, mạo danh thuốc đông y để bán ra thị trường.

Với tâm lý có bệnh thì vái tứ phương và cho rằng thuốc namthuốc lá lành tính, không bổ ngang thì cũng bổ dọc, nhiều người đã bất chấp mua về uống. Không những thế, dư luận thường gắn mác và đồn thổi về những “thần y”, “thần dược” khiến người dân dễ dàng tin theo, phó thác sức khoẻ và tính mạng cho những “lang băm”.

Theo BS. Đức, việc sử dụng thuốc nam “trôi nổi” rất nguy hiểm do không rõ thành phần, nguồn gốc, xuất xứ. Khi vào cơ thể, thuốc được đào thải qua gan và qua thận. Nếu có những thành phần độc hại, thuốc sẽ làm tổn thương gan, thận, có thể gây suy gansuy thận, có thể tử vong.

Với bênh đái tháo đường là bệnh mạn tính, BS. Nguyễn Viết Nam – Khoa Cấp cứu cho biết, có thể kiểm soát và hạn chế tối thiểu các biến chứng của nó nếu bệnh nhân được tuân thủ một liệu trình điều trị, theo dõi liên tục, đúng đắn, phối hợp với một chế độ ăn uống hợp lý và tập luyện phù hợp theo chỉ định của bác sĩ.

“Bệnh nhân đái tháo đường không nên tự ý sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thành phần vì có thể thuốc đã được trộn các chất cấm, có hại cho cơ thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và đáng tiếc” – BS. Nam khuyến cáo.

Với các thuốc điều trị theo đông y cần có liều lượng và được bác sĩ chỉ định, sử dụng thuốc nguồn gốc rõ ràng, chất lượng đảm bảo.

Dương Hải

Nguồn: SKĐS

Chúc mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3-2021

 

Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 hàng năm đã trở thành ngày để toàn nhân loại tôn vinh các bà, các mẹ, các chị, các em gái – những người phụ nữ quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Không ai có thể phủ nhận những hy sinh, đóng góp lớn lao của những người phụ nữ.

Nhân kỷ niệm 111 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 – 8/3/2021), Tổng đài Y khoa xin gửi tới các bà, các mẹ, các chị, các em gái tình cảm thân thương quý trọng, lời cảm ơn chân thành cùng lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Kính chúc các bà, các mẹ, các chị, các em gái lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công.

Trân trọng.

Rối loạn tiền đình tập yoga có tốt không ?

Yoga được công nhận là một liệu pháp có lợi cho sức khỏe và ngày càng trở nên phổ biến. Tập yoga hàng ngày giúp điều hoà nhịp thở, điều chỉnh nhịp tim, phòng và điều trị bệnh… Vậy với người bệnh rối loạn tiền đình thì sao, tập yoga mang lại những lợi ích gì?

roi loan tien dinh tap yoga co tot khong

Luyện tập Yoga có thể giúp gắn kết tâm trí và cơ thể với nhau.

1. Tổng quan về rối loạn tiền đình

Cảm giác cân bằng của chúng ta là một mối quan hệ phức tạp giữa tai trong, thị giác và hệ thống thính giác (các tín hiệu vật lý cho não biết cơ thể đang ở đâu trong môi trường của nó). Nếu bạn bị rối loạn tiền đình (các vấn đề về thăng bằng), bạn có thể gặp phải các vấn đề như: thường xuyên chóng mặtcơ thể mất thăng bằngmệt mỏibuồn nôn

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh rối loạn tiền đình, trong đó có thể kể đến các nguyên nhân như: Huyết áp thấp, các bệnh về tim mạch, tình trạng căng thẳng, stress kéo dài, sử dụng quá nhiều bia rượu hay những người mắc bệnh béo phì,…

> Bạn có thể tìm hiểu cụ thể hơn về bệnh rối loạn tiền đình [TẠI ĐÂY]

2. Sơ lược về tập yoga

Yoga là một bộ môn tập luyện chậm rãi và đòi hỏi phải có sự kiên trì. Việc tập yoga được đánh giá dựa trên việc bạn tập một tư thế được bao lâu chứ không phải tập được nhiều tư thế hay không. Chính điều này giúp cơ thể tăng cường sức bền và làm cho cơ bắp trở nên dẻo dai hơn.

Đặc biệt, tập yoga không mất sức quá nhiều. So với những bộ môn rèn luyện sức khỏe khác, bạn cần ít thời gian để làm quen hơn. Có một điều chắc chắn là sau khi tập yoga được một thời gian, cơ thể bạn sẽ trở nên dẻo dai và sức chịu đựng cũng cao hơn.

3. Rối loạn tiền đình tập yoga có tốt không ?

Đối với những người bị rối loạn thăng bằng, việc chú tâm và có chủ ý đến các chuyển động là rất quan trọng. Luyện tập Yoga có thể giúp gắn kết tâm trí và cơ thể với nhau.

Theo Hiệp hội Rối loạn tiền đình (VEDA), nếu tập yoga bài bản, đúng cách sẽ rất hữu ích cho những người bị rối loạn tiền đìnhYoga giúp bạn tập trung, làm chủ sự cân bằng.

Luyện tập yoga giúp tăng cường sức mạnh cho phần dưới cơ thể và hệ thống cảm giác của cơ thể để cân bằng khi xoay người, đi bộ hoặc uốn cong giúp não bộ làm quen với trạng thái cân bằng chủ động.

4. Các bài tập yoga dành cho người bệnh rối loạn tiền đình

Cho dù bạn muốn tập yoga vì chứng rối loạn tiền đình hay để cải thiện khả năng giữ thăng bằng, những bài tập yoga dưới đây sẽ rất hữu ích đối với bạn.

– Bài tập Romberg

  • Đầu tiên đứng thẳng người, hai chân rộng bằng vai, hai tay buông thẳng
  • Nhẹ nhàng ngã người ra trước rồi ra sau, sao cho trọng lực dồn xuống ngón chân và gót chân. Không được giở ngón chân hoặc gót lên. Cố gắng sao cho cả vai và hông di chuyển cùng với nhau. Không khom lưng. Giữ một lát thì trở về tư thế chuẩn bị.
    Lập lại mỗi lần 20 nhịp. Lúc đầu nên cố gắng thực hiện một cách chầm chậm, rồi sau đó mới nâng dần lên theo biên độ và tốc độ di chuyển. Ban đầu mở mắt, sau đó nhắm mắt.
bai tap cho nguoi roi loan tien dinh bai tap Romberg

Bài tập Romberg

– Bài tập lắc lư hai bên (dựa tường)

  • Đầu tiên đứng vào gần vách tường. Đứng thẳng người, hai chân chụm sát vào nhau, tay buông thẳng sát về phía người. Hai mắt nhắm chặt. Thực hiện động tác này trong 30 giây.
  • Bạn cũng có thể nâng mức độ cho bài tập này bằng cách đưa hai tay thẳng về phía trước song song với mặt đất.

– Bài tập lắc lư hai bên

  • Đứng thẳng người, hai chân giang chân rộng bằng vai, tay buông thẳng.
  • Di chuyển cả thân mình (cả vai và hông cùng di chuyển) sang trái, sao cho toàn thân trụ trên chân trái, rồi sang phải, trụ lên chân phải.
  • Không được nhấc gót và ngón chân lên.
  • Lập lại như vậy 20 nhịp. Thực hiện động tác thật chậm rãi, một khi đã quen với tốc độ bạn có thể nâng dần lên theo biên độ cũng như là tốc độ di chuyển. Ban đầu mở mắt, sau đó nhắm mắt.

– Bài tập lắc lư trước sau

  • Đầu tiên đứng thẳng người, hai chân rộng bằng vai, hai tay buông thẳng
  • Nhẹ nhàng ngã người ra trước rồi ra sau, sao cho trọng lực dồn xuống ngón chân và gót chân. Không được giở ngón chân hoặc gót lên.
  • Cố gắng sao cho cả vai và hông di chuyển cùng với nhau. Không khom lưng. Giữ một lát thì trở về tư thế chuẩn bị.
  • Lập lại mỗi lần 20 nhịp. Lúc đầu nên cố gắng thực hiện một cách chầm chậm, rồi sau đó mới nâng dần lên theo biên độ và tốc độ di chuyển. Ban đầu mở mắt, sau đó nhắm mắt.
bai tap cho nguoi roi loan tien dinh bai tap lac lu truoc sau

Bài tập lắc lư trước sau.

– Bài tập dậm chân tại chỗ

  • Việc dậm chân tại chỗ giống với những động tác hành quân trong quân đội, lặp đi lặp lại khoảng 3 phút.
  • Kết thúc bài tập hãy thả lỏng cơ thể.
bai tap cho nguoi roi loan tien dinh bai tap dam chan tai cho

Bài tập dậm chân tại chỗ.

5. Lưu ý khi thực hiện các bài tập yoga

Các bài tập yoga luôn chú trọng đến nhịp thở nhờ vậy mà không khí sẽ được đưa vào bên trong cơ thể đi đến não bộ giúp lượng ôxy có thể lưu thông đến các bộ phận khác bên trong cơ thể để điều hòa các hoạt động của não bộ.

https://tongdaiykhoa.com/roi-loan-tien-dinh-tap-yoga-co-tot-khong/

 

About Tổng đài Y khoa

FACEBOOK

Số người quan tâm