Ăn chôm chôm có nổi mụn không ?

Chia sẻ cho bạn bè :

 

Tháng 5, tháng 6 hàng năm là thời điểm bắt đầu mùa chôm chôm. Đây là một loại trái cây ngon, được nhiều người ưa thích, có hàm lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, nhiều người cũng lo lắng rằng liệu ăn chôm chôm có nổi mụn không?

an chom chom co noi mun khong rambutan pimples
Nhiều người lo bị nổi mụn khi ăn chôm chôm. Hình ảnh minh họa.

1. Tổng quan về cây chôm chôm

Chôm chôm (Tiếng Anh: rambutan) là loài cây vùng nhiệt đới Đông Nam Á, thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae). Tên gọi chôm chôm (hay lôm chôm) tượng hình cho trạng thái lông của quả loài cây này.

Cây chôm chôm thích ứng cho những vùng đất không ngập nước. Ở Việt Nam, chôm chôm được trồng ở nhiều vùng miền, tuy nhiên, nhiều nhất ở các tỉnh thuộc lưu vực sông Đồng Nai, Nam Trung Bộ, và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Cây chôm chôm có thể cao từ 8 tới 10 mét. Mỗi cây trưởng thành có thể cho thu hoạch từ 5.000 đến 6.000 trái mỗi mùa (độ 60-70 kg). Mỗi năm chôm chôm có 1 mùa trái, nếu chăm sóc có kĩ thuật có thể cho 2 mùa trái.

Mùa vụ thu hoạch chính của chôm chôm thường là vào những tháng đầu mùa hè. Chôm chôm sớm sẽ được thu hoạch vào đầu tháng 5 (dương lịch) còn chôm chôm chính vụ sẽ được thu hoạch vào đầu tháng 7 (dương lịch).

2. Giá trị dinh dưỡng của trái chôm chôm

Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g cùi (cơm) trái chôm chôm:

  • Năng lượng: 343 kJ (82 kcal)
  • Cacbohydrat: 20.87 g
  • Chất xơ: 0.9 g
  • Chất béo: 0.21 g
  • Chất đạm: 0.65 g
  • Vitamin:
    • Thiamine (B1) (1%)0.013 mg
    • Riboflavin (B2) (2%)0.022 mg
    • Niacin (B3) (9%)1.352 mg
    • Vitamin B6 (2%)0.02 mg
    • Folate (B9) (2%)8 μg
    • Vitamin C (6%)4.9 mg
  • Chất khoáng:
    • Canxi (2%)22 mg
    • Sắt (3%)0.35 mg
    • Magiê (2%)7 mg
    • Mangan (16%)0.343 mg
    • Phốt pho (1%)9 mg
    • Kali (1%)42 mg
    • Natri (1%)11 mg
    • Kẽm (1%)0.08 mg

Ngoài ra, trái chôm chôm còn chứa hàm lượng chất xơ tự nhiên dồi dào sẽ giúp cho việc giảm cân trở nên hiệu quả hơn, đồng thời còn bảo vệ hệ tiêu hóa tránh khỏi những tác nhân gây hại xâm nhập từ bên ngoài, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc các căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa.

Trái chôm chôm cũng có những hoạt chất chống oxy hóa cao, khi hấp thụ vào cơ thể sẽ có khả năng loại bỏ các gốc tự do gây tổn hại cho tế bào, từ đó sẽ góp phần hạn chế sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư.

3. Ăn chôm chôm có nổi mụn không ?

Bên cạnh những lợi ích sức khỏe, trái chôm chôm cũng có một số tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là khi bạn ăn quá nhiều.

Chôm chôm cung cấp nhiều năng lượng và có hàm lượng Cacbohydrat cao nên việc ăn nhiều chôm chôm có thể gây nổi mụn, đặc biệt là với những người có cơ địa nóng trong người và phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh.

Với những người bị nhiệt miệng, mụn nhọt,… ăn nhiều chôm có thể khiến tình trạng nhiệt miệng, mụn nhọt,… nổi nhiều hơn, nghiêm trọng hơn.

Phụ nữ mang thai cũng nên hạn chế ăn chôm chôm vì nó chứa lượng đường cao, gây tăng đường huyết, ảnh hưởng tới sức khỏe thai kỳ.

Với người bị tiểu đường, ăn chôm chôm có thể khiến đường huyết tăng cao. Người bệnh nên hạn chế ăn chôm chôm.

Đối vời người khỏe mạnh, tốt nhất mỗi ngày chỉ nên ăn từ 400 – 500g chôm chôm. Thông thường, 1kg chôm chôm được khoảng 35-50 trái (chôm chôm nhãn chất lượng được khoảng 40-50 trái).

Nguồn: TĐYK (TH)

0 nhận xét on Ăn chôm chôm có nổi mụn không ? :

Hãy cho biết ý kiến của bạn. Đừng spam!

 

About Tổng đài Y khoa

FACEBOOK

Số người quan tâm